Thứ năm 23/01/2025 11:00

Hà Nội: Chủ động bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa dịp cuối năm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, nhằm đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, nhất là Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Sở Công Thương đã làm việc với các đơn vị để bình ổn thị trường, tập trung tổ chức các chương trình khuyến mại, thực hiện các chương trình, kết nối cung cầu…
Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung-cầu dịp cuối năm. Ảnh: Tuyết Nhi
Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung-cầu dịp cuối năm. Ảnh: Tuyết Nhi

Theo Sở Công Thương Hà Nội, với gần 10 triệu người dân cư trú thường xuyên, TP Hà Nội là 1 trong 3 địa phương tiêu thụ nông sản, thực phẩm lớn nhất của cả nước. Trong những năm qua, Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai nhiều giải pháp phát triển sản xuất, kết nối nguồn cung cấp nông sản an toàn, chất lượng cao từ các tỉnh, TP để phục vụ người tiêu dùng Thủ đô, du khách trong và ngoài nước.

Bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hàng năm là dịp cao điểm mua sắm nên sức mua của người dân sẽ tăng cao hơn so với các tháng trong năm.

“Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn trên địa bàn TP đạt khoảng 40.900 tỷ đồng (tăng 10% so với Tết năm 2023). Do đó, Hà Nội và các tỉnh, TP đẩy mạnh kết nối để bảo đảm nguồn cung ổn định hàng hóa thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô vào dịp cuối năm” – bà Trần Thị Phương Lan thông tin.

Theo bà Trần Thị Phương Lan, mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành công văn về bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Công Thương Hà Nội theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết để kịp thời báo cáo UBND TP có biện pháp bảo đảm lượng hàng hóa, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, tăng giá đột biến.

Đồng thời chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan như Sở NN&PTNT, Sở Y tế, Tài chính, GTVT tổ chức các hoạt động kết nối các doanh nghiệp phân phối và các nhà cung cấp thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường phục vụ Tết.

Đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại như Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu, cụm công nghiệp, tạo điều kiện kiện cho phương tiện vận chuyển hàng hóa được lưu thông thông suốt để kịp thời cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân. Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, điện lực bàn có phương án đảm bảo nguồn cung cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2024

UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã theo dõi sát tình hình sản xuất, nguồn cung, giá cả những mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết. Đồng thời, bố trí địa điểm cho doanh nghiệp mở rộng mạng lưới bán hàng, điểm kinh doanh, bố trí tổ chức các hội chợ, chợ hoa, điểm bán hàng phục vụ Tết.

UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Công an TP Hà Nội, Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường công tác ngăn chặn, triệt phá các ổ nhóm buôn lậu, buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng. Lợi dụng nhu cầu mua sắm cuối năm để đầu cơ găm hàng, nâng giá kiếm lợi bất chính, tổ chức sản xuất, kinh doanh vi phạm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh, nhằm đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, nhất là Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Sở Công Thương đã làm việc với các đơn vị để bình ổn thị trường. Tập trung tổ chức các chương trình khuyến mại, thực hiện các chương trình, kết nối cung cầu, trong đó đặc biệt chú ý liên kết vùng. Đồng thời, phối hợp với các tỉnh thành tạo nguồn hàng hóa dịp cuối năm, bảo đảm chất lượng hàng hóa, làm sao đem chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.

Theo chia sẻ của ông Vũ Thanh Sơn - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), để bảo đảm nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Giáp Thìn 2024, các đơn vị trực thuộc và Công ty thành viên Hapro đã lên kế hoạch dự trữ hàng phục vụ với số lượng hàng hóa trị giá 1.000 tỷ đồng. Bao gồm lượng hàng hóa tham gia chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Hà Nội như gạo, thịt lợn, thịt gà, trứng, thủy hải sản, dầu ăn, rau củ, thực phẩm chế biến, bánh mứt kẹo… Ngoài ra, Hapro còn dự trữ thêm các nhóm mặt hàng như măng, miến, mộc nhĩ... và các loại quả, hạt khô phục vụ Tết, các mặt hàng khác như đồ gia dụng.
Hà Nội: Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá bất hợp lý và hàng kém chất lượng
Hà Nội: Triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
Tuyết Nhi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động