Thứ năm 23/01/2025 08:32

Hà Nội chú trọng nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời gian qua, TP Hà Nội đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Thông qua đó đã góp phần từng bước nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề.
Sản phẩm khăn bông của làng nghề dệt Phùng Xá, huyện Mỹ Đức. Ảnh: V.B
Sản phẩm khăn bông của làng nghề dệt Phùng Xá, huyện Mỹ Đức. Ảnh: V.B

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, TP Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề; trong đó có 337 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND TP Hà Nội công nhận và hội tụ 47 trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước.

Các làng nghề có 745/2.711 sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chiếm 27,48% số sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP của toàn TP.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết, doanh thu của các làng nghề đã được UBND TP Hà Nội công nhận đạt hơn 24.000 tỷ đồng và thu nhập bình quân lao động tại các làng nghề đạt hơn 7 triệu đồng/tháng.

“Các làng nghề đã và đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại các địa phương, tạo tiền đề thực hiện thành công Chương trình OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội” - ông Nguyễn Đình Hoa cho hay.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí, đến nay, TP Hà Nội đã lập danh mục 175 di sản nghề thủ công truyền thống cần bảo tồn, gìn giữ; đã công nhận 7 điểm du lịch gắn với làng nghề.

Giai đoạn 2018 đến nay, TP Hà Nội đã tổ chức 137 lớp tập huấn cho khoảng 15.000 lượt người về nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị, thiết kế mẫu mã sản phẩm. Bên cạnh đó, tuyên truyền, phổ biến chính sách về khuyến công cho 6.000 lượt người. Hỗ trợ 182 lượt doanh nghiệp, cơ sở ngành nghề nông thôn thiết kế mẫu mã sản phẩm mới.

Mặc dù vậy. làng nghề Hà Nội vẫn đối diện với không ít khó khăn, do quy mô sản xuất trong làng vẫn mang tính nhỏ lẻ, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, mẫu mã chậm cải tiến, xây dựng, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ của làng nghề hạn chế.

Ngoài ra, năng lực tổ chức quản lý, khả năng nắm bắt thị hiếu, thị trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh làng nghề có hạn. Nguồn lực về vốn, mặt bằng và cơ sở hạ tầng làng nghề chưa đáp ứng cho sản xuất, kinh doanh.

Theo các chuyên gia, để có mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ bắt kịp và phù hợp nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp phải có chiến lược đúng cho quá trình sáng tạo và sản xuất. Trong đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần hiểu rõ về nhu cầu thị trường và đối tượng khách hàng sẽ hướng đến. Thông qua việc nắm bắt thị trường, khai thác tốt các thị trường đúng loại hàng, đúng thời điểm sẽ đạt được mục đích kinh doanh sản phẩm đối với trong nước, cũng như cho xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Chí cho biết, TP Hà Nội đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm của làng nghề.

“Thông qua đó đã góp phần từng bước nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề. Tiếp tục khuyến khích, động viên các nghệ nhân, thợ giỏi của Thủ đô Hà Nội phát sáng tạo để tạo ra các sẩn phẩm tinh hoa, vừa có chất lượng, vừa bảo đảm tính mỹ thuật, kỹ nghệ cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế” - ông Nguyễn Văn Chí nhấn mạnh.

"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa
Hà Nội: phát triển thêm điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động