Thứ năm 23/01/2025 12:45

Hà Nội đứng thứ 2 cả nước về chỉ số thương mại điện tử (EBI)

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ông Tạ Dũng Trí, Phó Phòng Quản lý Thương mại (Sở Công thương Hà Nội) cho biết, các doanh nghiệp tại Hà Nội đã bắt kịp xu hướng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều này đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của Hà Nội.
Tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến ước đạt 50%.
Tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến ước đạt 50%.

Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố, chỉ số thương mại điện tử (EBI) của TP Hà Nội đứng thứ 2 cả nước, đạt 85,9 điểm. Doanh số thương mại điện tử B2C ước chiếm 11% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn. Tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến ước đạt 50%. Tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử ước đạt 45%.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn do bất ổn chính trị diễn ra trên thế giới, song kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm của TP Hà Nội đạt 6,781 tỷ USD và nhập khẩu đạt 14,4 tỷ USD. Để đạt được kết quả trên có sự đóng góp một phần không nhỏ của thương mại điện tử.

Ông Tạ Dũng Trí, Phó Phòng Quản lý Thương mại (Sở Công thương Hà Nộ)i cho biết, các doanh nghiệp tại Hà Nội đã bắt kịp xu hướng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều này đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của địa phương

Theo ông Tạ Dũng Trí, dù đạt được kết quả đáng ghi nhận, xong việc đưa thương mại điện tử vào xuất khẩu cũng đặt ra một số khó khăn và thách thức. Cụ thể, các doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề về cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác, kỹ năng quản lý thương mại điện tử còn hạn chế, quy trình hải quan và vận chuyển quốc tế còn khó khăn và phức tạp."Đây là những vấn đề cần chú trọng để nâng cao hiệu quả của xuất khẩu trực tuyến và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp" – ông Tạ Dũng Trí khẳng định.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, thương mại điện tử xuyên biên giới hiện đang là xu hướng bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó Khu vực Đông Nam Á vẫn được đánh giá có nhiều tiềm năng tăng trưởng. Tại Việt Nam, đây cũng là lĩnh vực được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp chủ trương phát triển kinh tế số do Chính phủ đề ra.

Ông Nguyễn Văn Thành cho rằng, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới của Việt Nam dự kiến đạt 256,1 nghìn tỷ đồng vào năm 2026. Nắm bắt cơ hội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã và đang đa dạng hóa các chương trình để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hoàn thiện các chính sách XK trực tuyến, tìm hiểu các rào cản mà các doanh nghiệp gặp phải, qua đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ.

“Bên cạnh việc tìm hiểu nắm bắt thông tin từ doanh nghiệp, Cục cũng cung cấp tài nguyên giáo dục và các chương trình đào tạo để giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh quốc tế và đạt được thành công trên quy mô toàn cầu” – ông Nguyễn Văn Thành cho hay.

Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh chống các hành vi vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử
Hà Nội: Siết chặt quản lý chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử
Thương mại điện tử: Miếng bánh ngọt dành cho doanh nghiệp Hà Nội
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động