Thứ năm 23/01/2025 08:28

Hà Nội: Lan tỏa sâu rộng văn hóa ứng xử văn minh thanh lịch

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Hà Nội đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô…
Việc thực hiện hai bộ Quy tắc ứng xử không chỉ là trách nhiệm và còn là niềm tự hào của mỗi người dân Hà Nội. Ảnh:
Việc thực hiện 2 bộ quy tắc ứng xử không chỉ là trách nhiệm và còn là niềm tự hào của mỗi người dân Hà Nội. Ảnh: M. Anh

Qua hơn 6 năm đưa 2 bộ quy tắc ứng xử vào cuộc sống, các cơ quan ban ngành cũng như các cấp cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội đã bền bỉ đưa các bộ quy tắc ứng xử vào cuộc sống nhằm tạo nên một nét văn hóa riêng có cho Thủ đô. Việc triển khai rộng khắp với nhiều hình thức phong phú đã dần tạo ra nếp văn hóa mới trong cán bộ, công chức và nhân dân.

Việc ra đời 2 bộ Quy tắc ứng xử dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Hà Nội đang dần định hình lại văn hóa ứng xử người Hà Nội.

Trong quá trình triển khai quy tắc ứng xử vào cuộc sống, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương sáng tạo ra các mô hình hay, áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Các mô hình này được nhân lên ở các phường, xã, thị trấn, khu dân cư, được người dân nhiệt tình hưởng ứng.

Cụ thể, đó là mô hình bộ phận một cửa, một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành chính văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp. Mô hình chung cư văn hoá, ứng xử lịch thiệp, tôn trọng không gian chung. Mô hình hướng dẫn nhân dân, tiểu thương khu phố cổ thân thiện với du khách, không chèo kéo, tăng giá, ép du khách sử dụng dịch vụ. Mô hình cơ quan xanh, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng. Mô hình xây dựng trường học thân thiện, nói lời hay làm việc tốt, cảnh quan đẹp. Mô hình thôn, tổ dân phố không tệ nạn xã hội, môi trường xanh sạch đẹp.

Với việc ban hành 2 bộ quy tắc ứng xử, thành phố mong muốn cán bộ, công chức của Hà Nội là người đi đầu, gương mẫu trong thực hiện quy định, bởi văn hóa được coi là nguồn lực quan trọng để Hà Nội phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững. 2 bộ quy tắc ứng xử phát huy tác dụng trong đời sống, dần hình thành nếp văn hóa mới trong cán bộ, công chức, người lao động cũng như các cộng đồng dân cư.

Qua hơn 6 năm thực hiện các quy tắc ứng xử đã đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đồng thời, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp trong thực thi chức trách, nhiệm vụ, có phong cách ứng xử văn minh. Xây dựng nền nếp, ý thức tôn trọng kỷ luật, kỷ cương hành chính, tuân thủ các quy định trong hoạt động công vụ.

Quy tắc ứng xử nơi công cộng đã định hướng nhằm hình thành chuẩn mực đạo đức, phù hợp với giá trị văn hóa chung, đảm bảo tính thực tiễn, qua đó góp phần vào việc giữ gìn những nét thanh lịch của người Hà Nội, vừa tạo được sự hài hòa với sự phát triển của cuộc sống hiện đại.

Theo đó, tình trạng xả rác thải bừa bãi tại các vườn hoa, công viên đã giảm đáng kể. Hiện tượng cãi chửi nhau với khách hàng tại các chợ dân sinh hầu như không còn; trên phương tiện công cộng, người già và trẻ nhỏ được nhường chỗ. Các khu vực cung cấp dịch vụ công cộng, người ta đã kiên nhẫn xếp hàng chờ tới lượt.

Theo bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Hà Nội đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô, là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đại biểu của Đảng bộ TP Hà Nội nhiều nhiệm kỳ, xác định đây là một trong 3 nội hàm quan trọng trong thực hiện Chương trình 06-CTr/TU về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025". Trong đó, thực hiện hiệu quả hai bộ Quy tắc ứng xử là một trong những giải pháp cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình.

Bà Trần Thị Vân Anh cho biết, đẩy mạnh phong trào, nâng cao chất lượng thực hiện 2 bộ quy tắc ứng xử cũng là một trong những giải pháp nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế, từ đó cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính, kỷ cương hành chính, đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động công vụ, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, góp phần tạo niềm tin, sự hài lòng của tổ chức, doanh nghiệp và công dân đối với các cơ quan Nhà nước.

“Trong cộng đồng, 2 bộ quy tắc ứng xử cũng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chấp hành mọi quy định của pháp luật, nhân lên lòng nhân ái biết giúp đỡ nhau, góp phần giữ gìn, phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô, đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” – bà Trần Thị Vân Anh nhấn mạnh.

Trưởng ban Tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội Hoàng Thu Hồng cho biết, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức phong trào thi đua xây dựng người phụ nữ Thủ đô "trung hậu – sáng tạo – đảm đang – thanh lịch", trong đó nội dung của 2 bộ quy tắc ứng xử cũng được lồng ghép vào trong tiêu chí của phong trào. Bên cạnh đó, Hội cũng tổ chức cuộc vận động "Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp" với các tiêu chí cụ thể trong gia đình, tại nơi làm việc, nơi công cộng, trên mạng xã hội…

Hội cũng tập trung vào một số các giải pháp như đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền thông qua các cuộc thi như cuộc thi "Tiểu phẩm tuyên truyền Phụ nữ với văn hóa giao thông", "Nét đẹp Phụ nữ Thủ đô".

Bên cạnh đó, Hội đã triển khai trên địa bàn toàn thành phố 47 mô hình "Tổ dân phố/thôn/xóm văn hóa kiểu mẫu", 20 mô hình "Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả", 30 mô hình "Danh lam thắng cảnh/Di tích lịch sử kiểu mẫu".

Văn hóa ứng xử của thành phố vì hòa bình
Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá ứng xử tốt đẹp trong gia đình
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động