Thứ bảy 10/05/2025 09:00

Hà Nội: Quyết nghị giao bổ sung hơn 2300 biên chế giáo viên năm học 2022-2023

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 12/9, tại Kỳ họp thứ 9 - kỳ họp chuyên đề, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp TP năm 2022 và giao bổ sung viên chức giáo viên năm học 2022-2023.
Các đại biểu HĐND TP biểu quyết thông qua Nghị quyết tại Kỳ họp
Các đại biểu HĐND TP biểu quyết thông qua Nghị quyết tại Kỳ họp.

Theo đó, HĐND TP quyết nghị điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp TP Hà Nội năm 2022, cụ thể: Tống biên chế là 116.420, bao gồm số biên chế viên chức theo Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của IIĐND TP là 114.059; bổ sung 2.361 biên chế theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị và Công văn 3887/BNV-TCBC ngày 12/8/2022 của Bộ Nội vụ.

Cùng đó, giao bổ sung 2.361 biên chế giáo viên năm học 2022-2023 cho Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã, gồm: Giáo viên THPT 452 biên chế, giáo viên THCS 1.309 biên chế, giáo viên tiểu học 600 biên chế.

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên điều hành các nội dung liên quan thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp TP năm 2022 và giao bổ sung viên chức giáo viên năm học 2022-2023
Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên điều hành các nội dung liên quan thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp TP năm 2022 và giao bổ sung viên chức giáo viên năm học 2022-2023

HĐND TP giao UBND TP tổ chức triển khai giao bổ sung biên chế giáo viên theo đúng Nghị quyết của HĐND TP, đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch; thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả số biên chế giáo viên được giao. Đồng thời, giao UBND TP chỉ đạo việc tuyển dụng giáo viên trong chỉ tiêu biên chế theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, vị trí việc làm, cơ cấu môn học theo từng bậc học; có giải pháp nâng cao mức tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục công lập. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực sự nghiệp giáo dục, theo đó giảm biên chế viên chức hưởng lương từ NSNN, đảm bảo đúng chủ trương theo Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026. Biên chế dược giao bổ sung thực hiện từ tháng 9/2022.

HĐND TP cũng giao Thường trực HĐND TP, các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND TP giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà trình bày Tờ trình của UBND TP
Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà trình bày Tờ trình của UBND TP

Trước đó, trình bày Tờ trình của UBND TP Hà Nội về nội dung này, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà cho hay, về đề xuất phân bổ biên chế, thực trạng biên chế viên chức giáo dục của TP Hà Nội cho thấy, năm học 2021-2022, tổng số viên chức ngành giáo dục của TP còn thiếu so với định mức cần do Bộ GD&DT quy định là 7.134 biên chế. Năm học 2022-2023, do thành lập trường mới, tăng lớp, tăng học sinh, số viên chức ngành giáo dục còn thiếu so với định mức là 3.131. Như vậy năm học 2022-2023, TP thiếu 10.265 biên chế viên chức, trong đó số giáo viên thiếu của bậc tiểu học là 3.436 người, bậc THCS là 3.135 người và bậc THPT là 1.311 người.

Tổng số viên chức giáo viên được bổ sung là 2.361 biên chế, gồm giáo viên tiểu học 600 người, giáo viên THCS 1.309 người và giáo viên THPT 452 người. Trên cơ sở số biên chế giáo viên được bổ sung đối với từng bậc học theo Quyết định 72-QĐ/TW của Bộ Chính trị, UBND TP thực hiện bổ sung biên chế giáo viên theo quy định hiện hành.

Số lượng giáo viên được giao bổ sung trên cơ sở số lượng giáo viên bậc tiểu học, THCS và cơ cấu giáo viên bộ môn còn thiếu so với quy định của Bộ GD&ĐT, trước mắt ưu tiên cho các địa phương thiếu nhiều giáo viên để cơ bản đáp ứng yêu cầu giảng dạy học kỳ 1 của năm học 2022-2023, cụ thể: Bổ sung số lượng lớn biên chế giáo viên cho nhóm 1, gồm các đơn vị có số lượng học sinh tăng mạnh, số lượng biên chế giáo viên được giao thiếu nhiều so với quy định của Bộ; bổ sung số lượng biên chế giáo viên tương ứng cho nhóm 2, gồm các đơn vị có số học sinh tăng, số biên chế giáo viên được giao so với quy định của Bộ thiếu ít hơn nhóm 1. Tạm thời chưa bổ sung biên chế giáo viên cho nhóm 3, gồm các đơn vị có số học sinh tương đối ổn định, số biên chế giáo viên tăng theo số lớp không nhiều, không có biến động lớn. Trong kế hoạch biên chế năm 2023, UBND TP, căn cứ tổng số biên chế viên chức được giao, tiếp tục cân đối, điều chỉnh biên chế giáo viên cho các đơn vị, báo cáo HĐND TP xem xét phê duyệt.

Sau khi được HĐND TP phê duyệt, UBND TP sẽ phân bổ 2.361 biên chế trên cho các quận, huyện, thị xã, Sở GD&ĐT; đồng thời yêu cầu các đơn vị sử dụng số biên chế được giao bổ sung một cách hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo có số dư biên chế viên chức để thực hiện mục tiêu tinh giản 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách trong giai đoạn 2022-2026 theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội Duy Hoàng Dương trình bày báo cáo thẩm tra
Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội Duy Hoàng Dương trình bày báo cáo thẩm tra

Trình bày báo cáo thẩm tra về nội dung này, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội Duy Hoàng Dương khẳng định: Ban Pháp chế HĐND TP đồng ý với Tờ trình của UBND TP về điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp TP Hà Nội năm 2022 và giao bổ sung viên chức giáo viên năm học 2022-2023 với những nội dung trọng tâm: Thống nhất bổ sung 2.361 biên chế viên chức vào tổng biên chế sự nghiệp TP Hà Nội; tổng biên chế sự nghiệp TP năm 2022 được điều chỉnh là 116.420 biên chế. Đồng thời, thống nhất với nguyên tắc phân bổ và số lượng biên chế được bổ sung đối với từng bậc học, của từng địa phương phân chia theo 3 nhóm đối tượng trên cơ sở mức độ nhu cầu bổ sung biên chế.

Biên chế giáo viên phân bổ giao bổ sung cho các đơn vị cơ bản đã đảm bảo cân đối về tỷ lệ còn thiếu giữa các cấp học, đồng thời quan tâm bổ sung cho các địa phương có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, số học sinh nhiều, biên chế giáo viên thiếu với số lượng lớn. Đối với các địa phương có số lượng học sinh tương đối ổn định, tỷ lệ số giáo viên còn thiếu theo định mức ít hơn so các địa phương khác thuộc nhóm 1, nhóm 2 thì trước mắt chưa thực hiện giao bổ sung biên chế trong năm học 2022-2023.

Thống nhất với các nhiệm vụ, giải pháp theo đề xuất của UBND TP, Ban Pháp chế cũng đề nghị UBND TP báo cáo giải trình làm rõ hơn về số lượng, tỷ lệ biên chế giáo viên còn thiếu, tỷ lệ biên chế giáo viên sau khi được giao bổ sung để làm căn cứ, nguyên tắc phân chia thành 3 nhóm đối tượng đơn vị theo Tờ trình 274/TTr-UBND ngày 26/8/2022 của UBND TP; đồng thời rà soát, hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết của HĐND TP và đảm bảo chính xác về số liệu giao bổ sung biên chế giáo viên tới từng đơn vị. Sau khi HĐND TP thông qua Nghị quyết, đề nghị UBND TP chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu.

Sắp xếp biên chế giáo viên: Không thể máy móc cắt giảm!
Khẩn trương rà soát và đề xuất các giải pháp để xử lý việc thiếu biên chế giáo viên
Giải quyết bài toán thừa – thiếu giáo viên: Không chỉ là việc của ngành Giáo dục
Khẩn trương tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cho năm học 2022-2023
Linh Nguyễn - Ảnh: Thanh Hải
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đề xuất phân cấp cho địa phương trong điều chỉnh quy hoạch tỉnh sau sắp xếp đơn vị hành chính

Đề xuất phân cấp cho địa phương trong điều chỉnh quy hoạch tỉnh sau sắp xếp đơn vị hành chính

Sáng 9/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch. Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật là bổ sung quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 để đáp ứng yêu cầu sắp xếp lại đơn vị hành hành chính cấp tỉnh theo hướng đơn giản hóa và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Việt Nam kiến tạo một cục diện đối ngoại rộng mở

Việt Nam kiến tạo một cục diện đối ngoại rộng mở

Về chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân từ ngày 5 - 6/5/2025, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Kazakhstan…
Hôm nay (6/5), bắt đầu lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013

Hôm nay (6/5), bắt đầu lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013

Sau phiên họp đầu tiên của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, tối 5/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban đã ký ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP về tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga

Ngày 8/5/2025, tại trụ sở Chính phủ Nga ở thủ đô Moscow, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin.
Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít của Nga với sự góp mặt của 29 nhà lãnh đạo thế giới, hàng nghìn binh sĩ

Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít của Nga với sự góp mặt của 29 nhà lãnh đạo thế giới, hàng nghìn binh sĩ

Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít của Nga đã diễn ra ngày hôm nay (9/5) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, với sự góp mặt của 29 nhà lãnh đạo thế giới, hàng nghìn binh sĩ và hơn 100 loại khí tài.
Bố trí kinh phí, sớm chi trả cho người xin nghỉ, dôi dư trong quá trình tinh gọn bộ máy

Bố trí kinh phí, sớm chi trả cho người xin nghỉ, dôi dư trong quá trình tinh gọn bộ máy

Ngày 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp của Chính phủ về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngồi nhà lấy số thứ tự: tiện ích mới từ Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội

Ngồi nhà lấy số thứ tự: tiện ích mới từ Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội

Hà Nội đang thí điểm mô hình đăng ký lấy số thứ tự trực tuyến khi thực hiện thủ tục tại Trung tâm Phục vụ hành chính công.
Vai trò của báo chí trong truyền thông trách nhiệm xã hội và gắn kết cộng đồng

Vai trò của báo chí trong truyền thông trách nhiệm xã hội và gắn kết cộng đồng

Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Lê Hoàng Anh cho rằng, báo chí là cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội và người tiêu dùng, cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với Nhà nước và các cơ quan chức năng.
Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, việc mở Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh xuất phát từ tầm nhìn và ý chí, quyết tâm thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động