Thứ năm 23/01/2025 08:11

Hà Nội triển khai 28 mô hình điểm tại Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 14/11, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 270/KH-UBND về việc triển khai các mô hình điểm tại Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" trên địa bàn TP Hà Nội.
Đoàn Thanh niên phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình hỗ trợ người dân kích hoạt VNeID và đăng ký tài khoản trên dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Tuyết Nhi
Đoàn Thanh niên phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình hỗ trợ người dân kích hoạt VNeID và đăng ký tài khoản trên dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Tuyết Nhi

Kế hoạch nhằm tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp, xây dựng các Mô hình điểm về chuyển đổi số để triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06/CP và Chỉ thị số 05/CT-TTg trên địa bàn TP Hà Nội trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Đồng thời, triển khai các giải pháp đồng bộ phát triển VneID và ứng dụng công dân số TP Hà Nội trên nguyên tắc thống nhất, đồng bộ, kế thừa và phát huy thế mạnh của mỗi ứng dụng, không chồng chéo, liên thông dữ liệu hướng đến tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.

Kế hoạch được triển khai bằng 28 Mô hình trong thời gian từ tháng 11/2023 và các năm tiếp theo trên địa bàn TP Hà Nội, cụ thể: Nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến có 3 Mô hình; Nhóm tiện ích phát triển kinh tế - xã hội có 14 Mô hình; Nhóm tiện ích phục vụ công dân số có 8 Mô hình; Nhóm số hóa, tạo lập dữ liệu dùng chung trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ cải cách TTHC có 2 Mô hình; Nhóm Phục vụ chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp có 1 Mô hình.

UBND TP Hà Nội yêu cầu việc triển khai thực hiện phải đúng quy định, có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao phục vụ mục tiêu phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phù hợp với yêu cầu thực tế, đặc thù, đặc điểm tại TP Hà Nội. Đồng thời, phải đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật, bí mật thông tin của công dân.

Giao Ban Chỉ đạo Đề án 06/CP TP Hà Nội chủ trì, chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn phối hợp Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội - Bộ Công an và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Theo Công an TP Hà Nội, tính đến ngày 1/7, đơn vị đã thu nhận hồ sơ cấp CCCD gắn chip lần đầu cho 6.266.767 trường hợp công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú trên địa bàn TP, đạt 100% chỉ tiêu Bộ Công an giao.

Về thu nhận tài khoản định danh điện tử ở mức 1 và mức 2 trên toàn TP Hà Nội là 5.330.114 trường hợp (89%), đã kích hoạt 4.471.982 trường hợp (74,7%). Có 4.734.188 người có thẻ bảo hiểm y tế được đồng bộ, xác thực dữ liệu với căn cước công dân, có thể sử dụng căn cước công dân để đi khám chữa bệnh; 100% cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp thay thế thẻ bảo hiểm y tế; 1.142.934 lượt công dân sử dụng căn cước công dân để tra cứu khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án 06 Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án 06
Hà Nội: Tiếp tục duy trì, thực hiện quyết liệt các giải pháp đảm bảo dữ liệu dân cư Hà Nội: Tiếp tục duy trì, thực hiện quyết liệt các giải pháp đảm bảo dữ liệu dân cư "đúng, đủ, sạch, sống"
Tuyết Nhi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động