Hội chứng ngưng thở khi ngủ: các triệu chứng và cách cải thiện
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn là tình trạng ngưng thở khi ngủ phổ biến nhất. |
Các dạng ngưng thở khi ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ được chia làm ba loại, đó là: ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn (OSA), ngưng thở khi ngủ dạng Trung ương (CSA) và ngưng thở hỗn hợp (MSA). Ngưng thở tắc nghẽn là tình trạng hay gặp nhất, ảnh hưởng đến khoảng 4% nam giới và 2% nữ giới.
Ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn (OSA): nguyên nhân là do tắc nghẽn đường thở. Thường là do các mô mềm ở phía sau và xung quanh cổ họng sụp xuống trong khi ngủ gây tắc nghẽn đường thở.
Ngưng thở khi ngủ dạng Trung ương: không giống như OSA, đường thở không bị chặn, nhưng não không báo hiệu cho cơ hô hấp. Sự bất ổn trong trung tâm điều khiển hô hấp dẫn đến việc ngưng thở.
Những ai có nguy cơ cao mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi, thậm chí là trẻ em, thường gặp nhất ở trung niên và nam giới. Các yếu tố nguy cơ gây ngưng thở khi ngủ bao gồm:
Là nam giới.
Thừa cân.
Trên 40 tuổi.
Có kích thước cổ lớn (43cm trở lên ở nam và 40cm trở lên ở nữ).
Có amidan lớn, lưỡi lớn hoặc xương hàm nhỏ.
Tắc nghẽn mũi do vách ngăn lệch, dị ứng hoặc các vấn đề về xoang.
Có tiền sử gia đình bị ngưng thở khi ngủ.
Triệu chứng của ngưng thở khi ngủ
Thức dậy với cổ họng rất đau hoặc khô.
Ngủ ngáy kèm theo ngừng thở, ngạt thở
Thỉnh thoảng thức dậy với cảm giác nghẹt thở hoặc thở hổn hển.
Buồn ngủ hoặc thiếu năng lượng trong ngày.
Buồn ngủ khi lái xe hay làm việc.
Ngủ chập chờn, dễ bị thức giấc liên tục hay thậm chí là mất ngủ.
Đi tiểu nhiều lần trong đêm
Đau đầu buổi sáng.
Quên, thay đổi tâm trạng và giảm hứng thú với tình dục.
Giảm trí nhớ, giảm độ tập trung
Thừa cân, béo phì, bất thường vùng hàm mặt.
Tăng huyết áp kháng trị
Theo các chuyên gia, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm hội chứng ngưng thở lúc ngủ sẽ góp phần gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm trí nhớ, mất tập trung, đột tử trong đêm.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em có thể gây ra tình trạng hiếu động thái quá, hay gây gổ, giảm thành tích học tập, tiểu dầm.
Đường thở ở người bình thường và người có hội chứng ngưng thở khi ngủ. |
Sự nguy hiểm của hội chứng ngưng thở khi ngủ
Sau một thời gian xảy ra hiện tượng ngưng thở khi ngủ, sức khỏe của người bệnh sẽ mau chóng suy giảm. Việc này gây ảnh hưởng đến công việc và học tập của người bệnh, thậm chí gây nguy hiểm cho người khác nếu người bệnh mất tập trung khi tham gia giao thông. Ngoài ra hội chứng cũng gây ra các bệnh nghiêm trọng sau:
Bệnh về tim mạch
Ngưng thở khi ngủ kéo dài dẫn đến việc thiếu oxy trong máu, có nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch như suy tim, tim đập không đều... Ngoài ra còn khiến nguy cơ đau tim của người bệnh xảy ra nhanh hơn.
Đột quỵ
Việc ngưng thở khi ngủ xảy ra thường xuyên ảnh hưởng xấu đến não bộ, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra đột quỵ trong khi ngủ. Việc đột quỵ có thể dẫn đến nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, thậm chí có thể tử vong.
Tiểu đường
Sau thời gian theo dõi những người bệnh tiểu đường. Dựa vào kết quả nghiên cứu, các y bác sĩ đã đưa ra những minh chứng rằng căn bệnh này và chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan tới nhau. Tỷ lệ người bệnh tiểu đường bị rối loạn giấc ngủ là rất cao, đặc biệt là bệnh nhân tuýp 2.
Rối loạn tình dục
Theo nghiên cứu khoa học, hội chứng ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân dẫn tới việc rối loạn chức năng tình dục ở cả nam giới và nữ giới. Người bệnh có giấc ngủ không chất lượng lâu ngày sẽ bị suy giảm khả năng và cảm xúc trong chuyện giường chiếu.
Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra tình trạng đau đầu vào buổi sáng. |
Cách cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ
Mức độ nhẹ
Bạn có thể cải thiện các trường hợp ngưng thở khi ngủ nhẹ bằng cách thay đổi hành vi, lối sống như:
Giảm cân lành mạnh.
Ngừng sử dụng các chất kích thích và thuốc ngủ.
Thay đổi tư thế ngủ để cải thiện nhịp thở.
Ngừng hút thuốc. Hút thuốc có thể làm tăng sưng phồng ở đường hô hấp trên, có thể làm nặng thêm cả ngáy và ngưng thở.
Tránh nằm ngửa khi ngủ, nằm nghiêng người và hạn chế nằm sấp.
Sử dụng dụng cụ nâng hàm tăng khoảng trống trong vòm họng giúp hô hấp dễ dàng hơn.
Sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị căng thẳng.
Mức độ trung bình
Đối với bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ do các mô mềm trong vòm họng phát triển bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để xử lý vấn đề.
Phẫu thuật chỉnh sửa vách ngăn mũi bị lệch.
Phẫu thuật nâng cao xương hàm.
Phẫu thuật cắt bỏ amidan.
Mức độ nặng
Đối với những bệnh nhân ngưng thở kéo dài, số lần ngưng thở trong giấc ngủ cao sẽ được bác sĩ cho sử dụng máy thở giúp duy trì lượng khí vào đường hô hấp.
Nếu có vấn đề về giấc ngủ, bạn nên đi khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Hô hấp. Bác sĩ điều trị có thể tiến hành thăm dò sâu hơn về giấc ngủ để chẩn đoán, được gọi là: đo đa ký giấc ngủ. Thử nghiệm này sẽ xác nhận có bị hội chứng ngưng thở khi ngủ hay không và bạn đang bị loại nào.
Rối loạn giấc ngủ và cách phòng ngừa | |
Cách lên lịch để có một giấc ngủ ngon | |
Giấc ngủ - chìa khóa vàng cho sức khỏe tinh thần và thể chất |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại