Hơn 1.900 nhà khoa học Mỹ phản đối chính quyền của ông Donald Trump
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Giới khoa học Mỹ đang lên tiếng phản đối những chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Getty |
Ngay trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Trump đã triển khai loạt chính sách gây sốc, trong đó bao gồm việc sa thải nhân sự tại các cơ quan nghiên cứu liên bang, cắt giảm hàng tỷ USD tài trợ và kiểm soát nội dung giảng dạy tại các trường đại học. Đặc biệt, các thuật ngữ như “biến đổi khí hậu” và “giới tính” bị cấm sử dụng, làm dấy lên lo ngại về việc chính trị hóa nền khoa học và giáo dục Mỹ.
Giáo sư Paul Edwards từ Đại học Stanford thẳng thắn bày tỏ: “Chưa bao giờ trong hơn 40 năm làm việc, tôi chứng kiến điều gì như thế này ở Mỹ”.
Theo bà Jennifer Jones, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Dân chủ thuộc Liên minh các Nhà khoa học quan tâm (UCS), làn sóng can thiệp lần này không chỉ đơn lẻ mà được tổ chức quy mô và bài bản hơn rất nhiều so với nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Bà cho biết những động thái này nằm trong khuôn khổ “Dự án 2025” – một kế hoạch cải tổ toàn diện nhằm tái cấu trúc chính phủ theo hướng bảo thủ cực đoan.
Một trong những mục tiêu chính của dự án là giải thể hoặc cải tổ các cơ quan khoa học then chốt như Cơ quan Quản lý Khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA), vốn bị cáo buộc là "kích động báo động về khí hậu".
Không chỉ khoa học, các trường đại học hàng đầu như Harvard cũng trở thành nạn nhân khi bị đóng băng tài trợ, đe dọa tước quyền miễn thuế và siết chặt chính sách tuyển sinh sinh viên quốc tế. Chính quyền Trump cho rằng đây là động thái nhằm chống lại “chủ nghĩa thức tỉnh” và chủ nghĩa bài Do Thái, nhưng giới chuyên gia chỉ trích đó là nỗ lực chính trị hóa giáo dục và tri thức.
Những hệ quả tiêu cực đang dần hiện rõ. Giáo sư Daniel Sandweiss thuộc Đại học Maine cảnh báo rằng các chính sách này có thể khiến Mỹ mất đi cả một thế hệ nhà khoa học trẻ, trong khi các quốc gia như Pháp đã nhanh chóng ban hành luật để đón nhận “người tị nạn khoa học” – những nhân tài rời bỏ Mỹ để tìm môi trường học thuật tự do hơn.
Trước tình hình này, hơn 1.900 thành viên Viện Hàn lâm Mỹ đã cùng ký tên trong một tuyên bố kêu gọi chính quyền chấm dứt các hành động gây tổn hại, đồng thời kêu gọi công chúng cùng lên tiếng bảo vệ nền tảng tri thức và sự thật, điều mà họ cho là sứ mệnh cốt lõi của khoa học.
Tổng thống Donald Trump cân nhắc sa thải Chủ tịch Fed | |
Lễ nhậm chức của ông Donald Trump có mức kinh phí vượt xa mọi Tổng thống Mỹ trước đây |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại