Thứ sáu 24/01/2025 00:33
Dự thảo Quy chế tổ chức phiên tòa, phiên họp trực tuyến

Không nhất thiết phải dàn trải thẩm phán, thư ký nào cũng tham gia

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Về dự thảo Quy chế tổ chức phiên tòa, phiên họp trực tuyến, PV PL&XH đã có cuộc trao đổi với Chánh án TAND quận Hai Bà Trưng Bùi Tiến Trung…
Chánh án TAND quận Hai Bà Trưng Bùi Tiến Trung trao đổi với PV
Chánh án TAND quận Hai Bà Trưng Bùi Tiến Trung trao đổi với PV

Là xu thế mới!

Theo Chánh án TNAD quận Hai Bà Trưng Bùi Tiến Trung, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tư pháp nói chung, trong đó có việc tổ chức phiên tòa, phiên họp trực tuyến là xu thế mới mà hiện nhiều quốc gia văn minh trên thế giới đã bắt đầu đưa vào thực hiện. Tại Việt Nam, các đạo luật về tố tụng tư pháp như Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính cũng đã có một số quy định về tố tụng điện tử, tố tụng trực tuyến. Đây cũng là cơ sở bước đầu cho việc tổ chức phiên tòa trực tuyến. Bên cạnh đó, với sự phát triển vượt bậc về hạ tầng internet trong nhiều năm qua của nước ta và có tỷ lệ dân số sử dụng internet hàng đầu thế giới, thì chúng ta hoàn toàn đủ khả năng xây dựng và tổ chức các phiên tòa, phiên họp trực tuyến để bắt kịp với nền khoa học công nghệ phát triển và nền tư pháp tiến bộ của các nước hàng đầu trên thế giới.

Tuy nhiên, để đảm bảo áp dụng được mô hình xét xử trực tuyến thì không thể thoát ly được hạ tầng về kỹ thuật và các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cùng con người biết sử dụng nó thành thục. Đó là chúng ta phải có đường truyền (mạng viễn thông) mạnh, sạch, an toàn, các trang thiết bị điện tử như máy tính, máy in, máy chiếu, màn chiếu, âm thanh, ánh sáng… đồng bộ, tương thích và đủ mạnh cùng với những con người biết làm chủ và sử dụng chúng một cách thành thục.

Yếu tố con người sẽ quyết định lớn sự thành bại của mô hình. Do đó không nhất thiết phải dàn trải thẩm phán, thư ký nào cũng tham gia mô hình này. Cần có chọn lọc, có thể thành lập riêng một bộ phận (hoặc một tòa riêng nằm trong Tòa án để chuyên xét xử trực tuyến). “Đã là xét xử trực tuyến thì đường truyền phải mạnh, ổn định và được bảo mật an ninh tốt. Nếu không thì sẽ ảnh hưởng rất lớn, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng phiên tòa, phiên họp” – lời ông Trung.

Nên thử nghiệm…

Chánh án TAND quận Hai Bà Trưng chia sẻ, thời gian qua đã có một số tòa án (đặc biệt là các tòa án cấp tỉnh tại một số địa phương lớn), khi tổ chức phiên tòa hình sự xét xử các vụ án về tham nhũng, xâm hại tình dục và một số vụ án khác có nhiều người tham gia tố tụng, đã cho luật sư, bị hại, người làm chứng… tham gia phiên tòa tại phòng cách ly hoặc phòng khác với sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử. Đây cũng chính là tiền đề của mô hình xét xử trực tuyến. Sự khác nhau cơ bản giữa xét xử theo thủ tục thông thường (trực tiếp) và xét xử trực tuyến là những người tham gia phiên tòa xét xử không ở cùng một địa điểm và không gian với nhau. Tuy nhiên việc xét xử trực tuyến vẫn phải đảm bảo đúng các quy định về tố tụng hình sự, dân sự và hành chính theo các vụ việc tương ứng.

Bên cạnh đó, xét xử trực tuyến là việc áp dụng và ứng dụng thuần thục công nghệ vào trong việc xét xử. Do đó, không thể để một thẩm phán, thư ký, kiểm sát viên không hiểu, không biết sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho phiên tòa trực tuyến tham gia tố tụng được. Ngoài ra cần có kỹ thuật viên thường trực xử lý tình huống về thiết bị liên quan đến đường truyền viễn thông cũng như các thiết bị khác phục vụ phiên tòa, phiên họp trực tuyến. Do vậy, cần có sự tập huấn, hướng dẫn sử dụng thông thường các trang thiết bị phục vụ phiên tòa, phiên họp trực tuyến cho những người trực tiếp tham gia.

Khi xét xử trực tuyến, những người tham gia phiên tòa, phiên họp (trừ HĐXX và những người tiến hành tố tụng khác) không ở cùng một địa điểm và không gian với nhau. Điều này tiết kiệm được rất nhiều tiền của, công sức đi lại và cả sự an toàn khi phải tập trung đến một địa điểm cố định để tham gia phiên tòa, phiên họp trực tiếp như thông thường. Tuy nhiên, việc xét xử trực tuyến không thể thay thế hoàn toàn đối với hình thức xét xử trực tiếp; chỉ nên quy định ở một số trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, mô hình này nên thử nghiệm và từng bước đưa vào chính thức với những hành lang pháp lý chặt chẽ.

Các yếu tố pháp lý, trình tự trong kiểm tra, đánh giá chứng cứ và tranh tụng tại phiên tòa là những vấn đề rất cần được quan tâm giải quyết, bởi, rất có thể nhiều người trong nước (thậm chí cả nước ngoài) đều trực tiếp theo dõi.

“TAND TC và tòa án các cấp cần thể hiện sự phối hợp hết sức chặt chẽ, nhưng linh hoạt trong xây dựng dự thảo Quy chế với nhiều hình thức, thành phần tham gia đóng góp. Đặc biệt là ý kiến của các đơn vị, cá nhân trong toàn hệ thống tòa án, sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Yêu cầu phải xây dựng được Quy chế mang tính tổng quát, nhưng lại tương đối cụ thể, chi tiết và đặc biệt không trái với quy định căn bản của tố tụng, phù hợp với năng lực công nghệ thông tin thực tế của nước ta” – lời Thẩm phán Bùi Tiến Trung.
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Danh sách loạt phương tiện bị xử lý phạt nguội

Danh sách loạt phương tiện bị xử lý phạt nguội

Từ ngày 15/1/2025 đến ngày 22/1/2025, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Bình ghi nhận 69 lượt phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý phạt nguội.
Giải cứu 4 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân ở phố Chùa Hà

Giải cứu 4 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân ở phố Chùa Hà

Ngày 23/1, Công an TP Hà Nội thông tin, các lực lượng chức năng đã kịp thời giải cứu 4 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân ở phố Chùa Hà.
Lý do Facebooker Đậu Thị Tâm bị bắt tạm giam

Lý do Facebooker Đậu Thị Tâm bị bắt tạm giam

Ngày 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Quảng Ninh: đối tượng giết người nhận án 9 năm tù

Quảng Ninh: đối tượng giết người nhận án 9 năm tù

Ngày 21/1/2025, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đinh Công Phú, SN 1996, trú tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên về tội "Giết người".
Cựu chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương bị đề nghị 6-7 năm tù

Cựu chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương bị đề nghị 6-7 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với bị cáo Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và 16 bị cáo khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Mức án cụ thể của cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các bị cáo

Mức án cụ thể của cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các bị cáo

Chiều 20/1, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với bị cáo Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng các bị cáo khác trong vụ án "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"...
Kỳ 3: Nhiều kết quả đáng ghi nhận sau 2 tuần ra quân

Kỳ 3: Nhiều kết quả đáng ghi nhận sau 2 tuần ra quân

Thực hiện kế hoạch của CATP Hà Nội về triển khai lực lượng 141 trong tình hình mới. Trong đêm 10 và rạng sáng 11/12/2024, 54 tổ công tác tại các quận, huyện, thị xã của Hà Nội đồng loạt ra quân, tạo khí thế trấn áp tội phạm, kịp thời ngăn chặn nhiều hành vi càn quấy trên đường phố.
Lật tẩy bí mật bên trong chiếc ô tô cùng 3 người đàn ông

Lật tẩy bí mật bên trong chiếc ô tô cùng 3 người đàn ông

Thông tin từ Công an quận Đống Đa, Hà Nội, trong quá trình tuần tra, đảm bảo an ninh trật tự địa bàn, phòng chống tội phạm đường phố, tổ công tác 141H của đơn vị đã phát hiện một xe ô tô chở số lượng lớn bình "khí cười".
Bất ngờ bên trong chiếc ví da của gã đàn ông U40

Bất ngờ bên trong chiếc ví da của gã đàn ông U40

Vừa qua trong quá trình làm nhiệm vụ Công an quận Tây Hồ, Hà Nội đã bắt giữ một đối tượng mua bán trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động