Thứ tư 22/01/2025 23:52

Cảnh giác trước bẫy lừa từ dịch vụ đổi tiền lẻ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo quy định các hành vi thu đổi tiền mới, tiền lẻ của cá nhân, tổ chức nhằm hưởng phần trăm chênh lệch đều là hành vi trái pháp luật.
Dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội dịp cận Tết Nguyên đán ngày càng phổ biến, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro (Ảnh minh họa)
Dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội dịp cận Tết Nguyên đán ngày càng phổ biến, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro (Ảnh minh họa)

Nhộn nhịp đổi tiền lẻ, tiền mới trên mạng xã hội

Chỉ cần gõ từ khóa “đổi tiền lì xì Tết” trên mạng xã hội là hàng trăm bài đăng, hội nhóm hiện ra với những lời mời gọi hấp dẫn... Khách hàng có thể đổi bao nhiêu tùy thích, mệnh giá nào cũng có. Bên cạnh những lời mời chào hấp dẫn như “phí đổi thấp”, “cam kết tiền thật”, “tiền nguyên seri”, “mức chênh lệch cạnh tranh”... các chủ tài khoản còn sẵn sàng giao tiền tận nơi và cho kiểm tra trước khi nhận tiền. Việc thỏa thuận giá chênh lệch, mệnh giá tiền cần đổi, số lượng, địa chỉ giao nhận... được trao đổi qua tin nhắn riêng.

Theo ghi nhận, đối với các loại tiền mới với mệnh giá cao như 100.000 đồng, 200.000 đồng, mức phí đổi từ 3 - 6%. Đối với các loại tiền lẻ như 1.000 đồng, 2.000 đồng, mức phí cao hơn từ 10 - 14%. Càng đổi với số lượng lớn, mức phí dịch vụ càng được chiết khấu “phải chăng”. Thậm chí, còn có khái niệm “tiền lướt”, tức là tiền đã qua sử dụng thì mức phí đổi chỉ khoảng 2-3%.

Không chỉ đổi tiền lẻ, nhiều chủ tài khoản còn rao bán các tờ tiền USD may mắn như mua tờ tiền 2 USD rắn mạ vàng có giá 140.000 đồng/tờ; cặp tiền xu Úc rắn mạ vàng, bạc kèm túi gấm đỏ có giá 80.000 đồng/cặp… Các loại tiền này chủ yếu được chuyển trực tiếp từ nước ngoài về, với giá bán thường cao gấp nhiều lần so với mệnh giá thực tế, tùy vào mức độ độc, lạ của loại tiền. Đơn cử, tờ tiền có đuôi số seri theo ngày tháng năm sinh thường người mua phải trả cao hơn giá trị thực rất nhiều, dao động từ 2-10 lần thậm chí cao hơn tuỳ mệnh giá.

Với hàng “độc” hơn như seri năm sinh kép (nếu khách sinh năm 1990 thì số seri sẽ là 19901990), một tờ polyme mệnh giá 10.000 đồng sẽ có giá bán là 400.000 đồng, mệnh giá 200.000 đồng với số seri tương tự có giá 800.000 đồng, còn mệnh giá 500.000 đồng sẽ có giá 1.200.000 đồng.

Coi chừng sập bẫy lừa đảo

Thực tế, việc đổi tiền lẻ trên các diễn đàn mạng xã hội rất rủi ro, nhiều người đã đặt cọc tiền nhưng lại bị “bùng”, hoặc nhận lại số tiền đổi không đủ như cam kết, chưa kể đến việc nhận lại tiền giả, tiền mất tật mang. Anh Phạm Tiến Hưng, cư dân một tòa chung cư ở đường Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, năm ngoái anh đã từng gặp phải xui xẻo khi đổi tiền lẻ qua mạng. Vì đổi cả trăm triệu cho người thân, gia đình nên anh lên hội nhóm tìm dịch vụ đổi tiền mới để được giảm giá rẻ so với thị trường. Khi nhận hàng, thấy nguyên seri, nguyên thếp nên anh kiểm tra qua loa. Khi về nhà anh mới tá hỏa, bên trong không đúng theo seri, thậm chí có nhiều đồng cũ, đã được lau rửa lại. Có tập bị rút lõi 1-2 tờ. Liên hệ lại người bán qua Facebook thì lúc đầu người này đổ cho anh không kiểm tra kĩ khi nhận tiền, sau đó chặn số khiến anh không liên lạc lại được. Năm nay rút kinh nghiệm anh nhờ người quen đổi tại ngân hàng nhưng số lượng có hạn nên đành tặc lưỡi “có ít dùng ít”, tránh tình trạng mất tiền như năm ngoái.

Theo cảnh báo của các chuyên gia Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, những quảng cáo dịch vụ đổi tiền mới trên các trang mạng xã hội tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người đổi tiền. Thực tế đã có nhiều nạn nhân thực hiện giao dịch đổi tiền mới nhưng khi nhận lại tiền được đổi thì không đủ như cam kết, thậm chí khi nhận lại là tiền giả. Không ít trường hợp người dân chuyển khoản xong thì chủ tài khoản trang mạng xã hội đã chặn liên lạc và mất tích, “bùng” tiền cọc của khách. Điển hình như mới đây, Công an huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã bắt giữ đối tượng Chu Thị Diệu Châu, SN 2006, ở xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn về hành vi cướp tài sản. Do cần tiền để chi tiêu, Châu đã tìm người kinh doanh dịch vụ chuyển tiền, đổi tiền mới trên mạng để lên kế hoạch chiếm đoạt tài sản.

Chế tài xử phạt

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đinh Thị Nguyên, Giám đốc Công ty Luật TNHH Minh Nguyên Legalsun, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, theo Thông tư số 25/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông (bị rách nát, hư hỏng), chỉ những tổ chức được Nhà nước cho phép như: Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước mới được phép thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Ngoài các đơn vị này, mọi hoạt động thu, đổi tiền của cá nhân, tổ chức khác đều là bất hợp pháp. Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 5 Điều 30, Nghị định 88/2019 quy định phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng đối với hành vi “thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật”.

“Vì vậy các hành vi thu, đổi tiền lẻ, tiền mới nhằm hưởng chênh lệch đều không được pháp luật cho phép thực hiện”, luật sư Đinh Thị Nguyên nói.

Cũng theo luật sư Đinh Thị Nguyên, dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, việc thu đổi tiền lẻ, tiền mới vẫn phổ biến mỗi dịp Tết Nguyên đán, dẫn đến nhiều trường hợp bị lừa đảo, mất tài sản. Theo Điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cao nhất là tù chung thân, đồng thời phải hoàn trả số tiền chiếm đoạt cho nạn nhân.

Tuy nhiên, việc thu hồi tài sản thường phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan chức năng, quá trình này thường kéo dài và phức tạp, đặc biệt khi lừa đảo diễn ra trên không gian mạng. Do đó, người dân cần thận trọng khi đổi tiền lẻ, tiền mới.

Việc đổi tiền mới, tiền lẻ không được pháp luật cho phép, do đó không có quy định cụ thể về mức phí. Đối với trường hợp đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông nhưng đủ điều kiện đổi, theo quy định tại Thông tư 25/2013/TT-NHNN, người dân sẽ không phải chịu bất kỳ khoản phí nào.

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dân cần cảnh giác, tuyệt đối không đổi tiền qua mạng xã hội để tránh trở thành “con mồi” tiếp tay cho các hành vi lừa đảo và vi phạm pháp luật. Chỉ nên sử dụng các dịch vụ đổi tiền của ngân hàng, công ty tài chính hoặc các cơ sở kinh doanh có uy tín, có giấy phép hoạt động hợp pháp.

Người dân khi phát hiện các đối tượng có hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả hay các hành vi lừa đảo, trục lợi khác, cần kịp thời trình báo cơ quan Công an gần nhất để có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cũng có thể thay đổi thói quen, quan niệm về việc tiêu dùng tiền lẻ dịp Tết để đón xuân mới an toàn và lành mạnh.

Dịch vụ đổi tiền lì xì trên mạng xã hội: tiềm ẩn nhiều rủi ro
“Đổi tiền lẻ, đổi ngoại tệ” rồi... nẫng hàng chục tỷ đồng
Đổi tiển lẻ, tiền mới để thu lời có vi phạm pháp luật?
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»
Bắt ông Lão 87 tuổi ở Hải Phòng trốn truy nã từ năm 1990

Bắt ông Lão 87 tuổi ở Hải Phòng trốn truy nã từ năm 1990

Ngày 22/1, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Công an TP Hải Phòng cho biết đã truy bắt thành công 3 đối tượng truy nã về chấp hành án.
Truy tìm đối tượng Lê Xuân Chung

Truy tìm đối tượng Lê Xuân Chung

Lê Xuân Chung, trú ở Hà Nội bị tố giác về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện cơ quan Công an chưa xác định được nơi ở hiện tại của đối tượng. Để phục vụ điều tra, Công an quận Thanh Xuân quyết định truy tìm.
Bắt tạm giam nữ Phó Giám đốc Phạm Thị Huyền Chang

Bắt tạm giam nữ Phó Giám đốc Phạm Thị Huyền Chang

Mặc dù không có đơn hàng, chương trình đi xuất khẩu lao động nhưng Phạm Thị Huyền Chang, Phó Giám đốc Công ty IEC vẫn thông báo cho các lao động có đơn hàng để nhận hồ sơ và thu tiền của các lao động để hứa hẹn đưa đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài…
Quảng Ninh: đối tượng giết người nhận án 9 năm tù

Quảng Ninh: đối tượng giết người nhận án 9 năm tù

Ngày 21/1/2025, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đinh Công Phú, SN 1996, trú tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên về tội "Giết người".
Cựu chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương bị đề nghị 6-7 năm tù

Cựu chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương bị đề nghị 6-7 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với bị cáo Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và 16 bị cáo khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Mức án cụ thể của cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các bị cáo

Mức án cụ thể của cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các bị cáo

Chiều 20/1, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với bị cáo Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng các bị cáo khác trong vụ án "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"...
Kỳ 3: Nhiều kết quả đáng ghi nhận sau 2 tuần ra quân

Kỳ 3: Nhiều kết quả đáng ghi nhận sau 2 tuần ra quân

Thực hiện kế hoạch của CATP Hà Nội về triển khai lực lượng 141 trong tình hình mới. Trong đêm 10 và rạng sáng 11/12/2024, 54 tổ công tác tại các quận, huyện, thị xã của Hà Nội đồng loạt ra quân, tạo khí thế trấn áp tội phạm, kịp thời ngăn chặn nhiều hành vi càn quấy trên đường phố.
Lật tẩy bí mật bên trong chiếc ô tô cùng 3 người đàn ông

Lật tẩy bí mật bên trong chiếc ô tô cùng 3 người đàn ông

Thông tin từ Công an quận Đống Đa, Hà Nội, trong quá trình tuần tra, đảm bảo an ninh trật tự địa bàn, phòng chống tội phạm đường phố, tổ công tác 141H của đơn vị đã phát hiện một xe ô tô chở số lượng lớn bình "khí cười".
Bất ngờ bên trong chiếc ví da của gã đàn ông U40

Bất ngờ bên trong chiếc ví da của gã đàn ông U40

Vừa qua trong quá trình làm nhiệm vụ Công an quận Tây Hồ, Hà Nội đã bắt giữ một đối tượng mua bán trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động