Thứ năm 17/04/2025 06:30
Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023)

Khúc ca tuổi trẻ, giữ mãi ngọn lửa yêu nước

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đó là thông điệp của triển lãm chuyên đề “Mầm xanh trên đá”, ngợi ca tinh thần đấu tranh kiên cường, bản lĩnh của lớp lớp thanh thiếu niên đã anh dũng hi sinh để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.
Khúc ca tuổi trẻ, giữ mãi ngọn lửa yêu nước

Trưng bày chuyên đề “Mầm xanh trên đá” là hoạt động tri ân sâu sắc những lớp thanh thiếu niên đã anh dũng hi sinh để giữ vững nền độc lập tự do dân tộc. (Ảnh Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò)

Từ nhiều năm nay, Nhà tù Hỏa Lò luôn là "địa chỉ đỏ" hướng về cội nguồn, dấu mốc lịch sử của Hà Nội nhằm giáo dục truyền thống cách mạng. Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Mầm xanh trên đá”. Đây là hoạt động tri ân sâu sắc những lớp thanh thiếu niên đã anh dũng hi sinh để giữ vững nền độc lập tự do dân tộc.

Tham dự sự kiện là các nhân chứng lịch sử, các đại biểu là lão thành cách mạng, các cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò, cựu học sinh kháng chiến Hà Nội giai đoạn 1947 - 1954, cựu đội viên Đội Quân báo Thiếu niên Bát Sắt và đại diện gia đình các liệt sĩ.

Khúc ca tuổi trẻ, giữ mãi ngọn lửa yêu nước
Các đại biểu tham dự khai mạc. (Ảnh Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò)

Mở đầu cuộc trưng bày là tái hiện hoạt cảnh của học sinh, sinh viên kháng chiến Hà Nội những năm 1949 - 1950, cùng nghe lại bài “Tiến quân ca” trong xà lim tử hình; câu chuyện về bãi khóa, phản đối địch khủng bố, bắt bớ học sinh và sự kiên cường, giữ vững khí tiết của học sinh kháng chiến khi bị tra xét tại Sở Mật thám,…

Khúc ca tuổi trẻ, giữ mãi ngọn lửa yêu nước

Hoạt cảnh của học sinh, sinh viên kháng chiến Hà Nội những năm 1949 - 1950 gây xúc động.

(Ảnh Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò)

Tại đây, các đại biểu tham quan trưng bày với 3 nội dung chính: Tuổi xanh nơi ngục lửa, Ngọn lửa Thành đồng, Ký ức không phai.

Phần nội dung “Tuổi xanh nơi ngục lửa” là những đóng góp của lớp lớp thanh thiếu niên và học sinh, sinh viên kháng chiến. Họ đã tham gia Đội Quân báo Thiếu niên Bát Sắt (khoảng 40 thành viên) và âm thầm lập nên những chiến công xuất sắc. Trong quá trình hoạt động, nhiều đội viên bị thực dân Pháp bắt, giam tại Nhà tù Hỏa Lò. Khí thế cách mạng sục sôi, các “chiến sĩ” trẻ tuổi vẫn can trường đấu tranh chống chế độ lao tù hà khắc, tham gia vượt ngục để trở về tham gia cách mạng.

Nội dung “Ngọn lửa Thành đồng” tái hiện những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tuổi trẻ miền Nam - nơi Thành đồng Tổ quốc hăng hái dấn thân vào cuộc đấu tranh ác liệt, chống địch khủng bố, đòi hòa bình với nhiều hình thức như: Bãi khóa, biểu tình, “Hát cho đồng bào tôi nghe”... Trong đó, điển hình là câu chuyện 13 tù nhân nhỏ tuổi tại Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt, đã vượt lên đòn thù tàn khốc, đấu tranh dũng cảm để trở về hoạt động cách mạng. Trong đêm mùng 7 rạng sáng ngày 8/5/1973, 13 tù nhân tổ chức vượt ngục, có 2 tù nhân lạc đường bị địch bắt lại, 11 người được cơ sở nuôi giấu và tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng.

Khúc ca tuổi trẻ, giữ mãi ngọn lửa yêu nước
Khí thế cách mạng sục sôi, các “chiến sĩ” trẻ tuổi vẫn can trường đấu tranh chống chế độ lao tù hà khắc, tham gia vượt ngục để trở về tham gia cách mạng. (Ảnh Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò)

Phần nội dung “Ký ức không phai” giới thiệu hình ảnh sau khi thoát khỏi ngục tù, các thanh thiếu niên lại tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng, đóng góp công sức cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.

Trong khuôn khổ chương trình, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã phục dựng hình ảnh sự cùm kẹp tại góc phòng giam tù chính trị để mỗi du khách tham quan cảm nhận một phần gian khổ, khắc nghiệt mà thế hệ cha ông đã trải qua khi bị địch bắt, giam trong Nhà tù Hỏa Lò.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về năm tháng oai hùng vẫn hiện hữu với những nhân chứng lịch sử, các cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò, cựu học sinh kháng chiến Hà Nội giai đoạn 1947 - 1954, cựu đội viên Đội Quân báo Thiếu niên Bát Sắt.

Cuộc trưng bày chuyên đề “Mầm xanh trên đá” không chỉ tái hiện một phần hồi ức lịch sử, góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Giữ lửa truyền thống cách mạng” đối với thế hệ trẻ hôm nay.

Ở nhà vẫn nghe được những câu chuyện lịch sử ý nghĩa
Bài 2: Tour du lịch trải nghiệm trên không gian số
Tái hiện hình ảnh đoàn quân giải phóng tiến về Thủ đô
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Bình luận
Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Những bộ phim để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả như “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… sẽ được chiếu miễn phí trong chương trình "Những ngày phim Việt Nam" tại Rạp Ngọc Khánh.
Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà hát Tuổi trẻ đưa vở nhạc kịch “Lửa từ đất” về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ TP Hà Nội, trở lại sân khấu Thủ đô.
Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội là một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước. Để thực hiện Chiến lược trên, Luật Thủ đô 2024 đã bổ sung nhiều điểm mới, tiến bộ cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư - năm 2025, diễn ra vào ngày 19/4 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam với chủ đề "Mỗi trang sách - một niềm tự hào".
Nữ sinh Hà Nội giỏi lịch sử, là phiên dịch viên 3 ngôn ngữ

Nữ sinh Hà Nội giỏi lịch sử, là phiên dịch viên 3 ngôn ngữ

Em Nguyễn Ý Trân - học sinh lớp 12 AE1, Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) là phiên dịch viên tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung; trở thành đại biểu Chương trình Giao lưu thanh niên sinh viên Nhật Bản - Đông Á năm 2022…
"Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương"

"Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương"

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Văn bản số 1513/ BVHTTDL-VHCSGĐTV về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 1 - 30/6, mang chủ đề truyền thông “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”.
Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP Hà Nội xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa.
Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Tiết trời tháng Tư như là bản hoan ca rộn ràng của thiên nhiên, đất trời và lòng người khi cùng hòa chung một nhịp đập. Ấy là niềm hân hoan trong khúc giao mùa, là niềm vui phơi phới đón chờ thời khắc thiêng liêng trong ngày hội lớn của non sông!
Hình ảnh giản dị, đẹp đẽ của nhà văn, nhà báo cách mạng Ngô Tất Tố

Hình ảnh giản dị, đẹp đẽ của nhà văn, nhà báo cách mạng Ngô Tất Tố

Trong mắt con cái, cụ Ngô Tất Tố là người cha nghiêm khắc, thức thời, luôn dạy các con sống đẹp và đi theo cách mạng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động