Thứ hai 24/02/2025 08:59

Kiến tạo những đô thị tiện ích

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hà Nội cần nhanh chóng quy hoạch thêm quỹ đất nội đô, đặc biệt là kiến tạo những đô thị tiện ích và phát triển thêm các đô thị vệ tinh xung quanh để kéo giãn số lượng người dân từ trung tâm ra các khu vực ngoại thành.
Kiến tạo những đô thị tiện ích
Phân khu Đại học Quốc gia. Ảnh: TL

Thiếu hụt nguồn cung nhà ở

Trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở, đặc biệt là căn hộ trung cấp khiến giá nhà liên tục tăng cao, thậm chí cao đột biến, nên nhiều người lao động rất khó để mua được nhà ở, nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội cần nhanh chóng quy hoạch thêm quỹ đất nội đô, đặc biệt là phát triển thêm các đô thị vệ tinh xung quanh để kéo giãn số lượng người dân từ trung tâm ra các khu vực ngoại thành.

Bên cạnh đó, cần kiến tạo những đô thị tiện ích. Bởi việc hình thành các đô thị vệ tinh, tạo ra hệ thống giao thông thuận lợi là một trong những giải pháp được đánh giá cao nhất trong quá trình đi tìm một cấu trúc đô thị phù hợp cho Thủ đô Hà Nội.

Đồng thời, đây cũng là giải pháp để kéo giảm giá nhà xuống đúng với giá trị thực, từ đó cải thiện nguồn cung, góp phần giảm tải giao thông, giảm tắc đường.

Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu và rất lớn của nhiều người dân, tuy nhiên hiện ở vùng lõi đô thị giá nhà bị tăng cao quá, nên người dân lại lựa chon tìm các khu đô thị mới có các hạ tầng kết nối, đường giao thông tốt.

Thời gian gần đây, phân khúc căn hộ chung cư đang chứng kiến đà tăng giá rất mạnh, thậm chí tăng cao đột biến. Giá nhà tăng quá cao khiến nhiều người dân dù có trong tay 3 - 4 tỷ đồng vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm được nhà ở vừa sức. Thực trạng này cũng làm giảm tính bền vững của thị trường bất động sản.

Đơn cử, trong năm 2023 - 2024, do thiếu nguồn cung nên giá nhà đã tăng, tăng rất cao, thậm chí cao đột biến. Thực tế nhà ở tại đa phần các quận nội thành ở Hà Nội hiện có mức giá trên 70 triệu đồng/m2.

Theo các chuyên gia, nếu giá nhà cứ tiếp tục cao như hiện nay thì người lao động rất khó để tìm được nhà ở. Hiện nay, để đi tìm nhà có mức giá tầm 50 triệu/m2 rất khó, vì rất hiếm. Điều đáng nói là không chỉ các chung cư mới mở bán có giá cao, mà ngay cả nhà chung cư cũ, tập thể cũ, giá cũng lên gấp 1,5 - 2 lần so với trước đây.

Các chuyên gia cho rằng, nhà nước cần nhanh chóng phát triển thêm quỹ đất nội đô hay quy hoạch lại giao thông để tránh ách tắc. Đây cũng là giải pháp được kỳ vọng sẽ trực tiếp kéo giá nhà hạ nhiệt.

Bên cạnh đó, các TP lớn như Hà Nội, cần phát triển thêm đô thị vệ tinh xung quanh để kéo giãn số lượng người dân từ trung tâm ra các khu vực ngoại thành, để sản phẩm nhà ở tại trung tâm không còn khan hiếm.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, trong tương lai, việc đánh thuế bất động sản thứ 2 là rất cần thiết. Nếu xác định đúng, chính xác nhà đất thì sẽ điều chỉnh được giá nhà ở mức ổn định. Và khi thu nhập của người dân minh bạch, đóng thuế đầy đủ thì đương nhiên sẽ được hưởng một phần nào đó đáp ứng của xã hội.

Phát triển thêm các đô thị vệ tinh

Theo TS. KTS Hoàng Hữu Phê (chuyên gia về quy hoạch đô thị) để bình ổn giá nhà đất cần kiến tạo những đô thị tiện ích để bình ổn giá nhà. Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ trở thành một TP đa cực. Cùng với những biến chuyển tích cực của nền kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây, triển vọng phát triển cho các khu đô thị được quy hoạch với vị trí thuận lợi và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đang quay trở lại một cách mạnh mẽ. Những quyết định của Chính phủ liên quan đến phát triển đô thị phía Tây Hà Nội đặc biệt gây chú ý đối với những ai quan tâm đến việc phát triển Hà Nội thành một đô thị - Thủ đô có sức cạnh tranh cao.

Đó là khởi động lại Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc với tổng diện tích quy hoạch ngót nghét 1.000 ha; và tăng tốc độ, quy mô phát triển của một trong những thành tố chính của nền kinh tế tri thức của Hà Nội là Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Các quyết định này sẽ phối hợp hình thành một cách sắc nét tuyến phát triển đô thị dọc theo Đại lộ Thăng Long, nối liền trung tâm Hà Nội với cụm đô thị phía Tây bao gồm Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đô thị vệ tinh Hòa Lạc, biến tuyến này thành một trục đô thị kết nối những khu vực có nhân lực trình độ cao đáng kể nhất trong Vùng Thủ đô.

Bên cạnh đó, việc Hà Nội đã đưa vào vận hành một số tuyến đường sắt đô thị và đang tiếp tục triển khai nhiều tuyến khác góp phần phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng. Điều này không chỉ để mở rộng không gian phát triển, tăng cường khả năng kết nối, giảm ùn tắc giao thông; mà còn tạo ra bước chuyển mình trong việc đưa các khu đô thị vệ tinh, khu nhà ở đã được nằm trên bản đồ quy hoạch đi vào thực tế triển khai.

TS. KTS Hoàng Hữu Phê cho rằng, các hình thức sử dụng đất ở dựa trên quan niệm về chu kỳ cuộc sống được thực hiện một cách có mục đích. Một mặt, những khu cao tầng giúp tạo ra một môi trường có mật độ cư trú cao góp phần làm nảy sinh giao lưu xã hội dẫn đến việc hình thành ý tưởng, đồng thời lại nhường chỗ trên mặt đất cho cây xanh mặt nước.

Theo TS. KTS Hoàng Hữu Phê (chuyên gia về quy hoạch đô thị), việc các khu đô thị mới sẽ được quy hoạch như điển hình của một đô thị độc lập có những trung tâm việc làm đáng kể, tạo ra ưu tiên cao nhất cho người đi bộ và thực hiện một cách có ý thức việc hòa trộn các loại sử dụng đất.

Mở rộng không gian phát triển đô thị sinh thái tại huyện Phúc Thọ Mở rộng không gian phát triển đô thị sinh thái tại huyện Phúc Thọ
Hà Nội phê duyệt quy hoạch cải tạo khu tập thể Trung Tự và phụ cận Hà Nội phê duyệt quy hoạch cải tạo khu tập thể Trung Tự và phụ cận
Văn Biên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động