Thứ ba 22/07/2025 10:37

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô gắn với phát triển du lịch

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là sự kiện trọng đại của đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng. Nhiều hoạt động, sự kiện, văn hóa thể thao được tổ chức quy mô lớn toàn quốc và khu vực, hướng tới phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa, quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn TP.
Lễ hội đền Trấn Vũ 2024 tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên, di sản “kéo co ngồi” diễn ra rộn ràng với sự tham gia của các thanh niên trai tráng làng Mạn Đường, Mạn Đìa và Mạn Chợ, thu hút đông đảo người dân tới xem. Ảnh: Khánh Huy
Lễ hội đền Trấn Vũ 2024 tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên, di sản “kéo co ngồi” diễn ra rộn ràng với sự tham gia của các thanh niên trai tráng làng Mạn Đường, Mạn Đìa và Mạn Chợ, thu hút đông đảo người dân tới xem. Ảnh: Khánh Huy

Khuyến khích phát triển du lịch

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng, đến nay, TP đã tổ chức quán triệt nội dung Kế hoạch 88/KH-UBND đến 30 quận, huyện, thị xã, các tổ chức cơ sở đảng, các sở, ban, ngành TP; cụ thể hóa kế hoạch, tiến độ thực hiện các hoạt động kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (gồm 9 lĩnh vực, 47 nhiệm vụ cụ thể); phân công trách nhiệm các Phó Chủ tịch chủ trì nhiệm vụ và phối hợp chủ trì các nhiệm vụ do TP với các cơ quan Trung ương; các hoạt động do Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì. Hà Nội cũng chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để tham vấn thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia, Ban Tổ chức Quốc gia kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô; dự thảo văn bản gửi các Bộ, Ngành Trung ương về việc giới thiệu nhân sự, tham gia Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức quốc gia Kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tại phiên họp Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô diễn ra gần đây, thành viên Ban tổ chức đều thống nhất và khẳng định: kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là sự kiện trọng đại của đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng. Việc tổ chức triển khai Kế hoạch số 88/KH-UBND của UBND TP được thực hiện với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo, các hoạt động hướng về cơ sở, đảm bảo tốt văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn về nhà ở. Nhiều hoạt động, sự kiện, văn hóa thể thao được tổ chức quy mô lớn toàn quốc và khu vực, hướng tới phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa, quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn TP.

Để hưởng ứng ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”. Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 25-28/4/2024 tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông - công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 là dịp đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tôn vinh và kết nối các di sản, di tích lịch sử - văn hóa, phát triển các sản phẩm du lịch hướng tới du khách, thông qua đó thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với thủ đô Hà Nội và các địa phương liên kết.

Với nhiều lần tổ chức thành công, lễ hội du lịch tập trung vào khai thác những giá trị độc đáo, đặc sắc của di tích, làng nghề, ẩm thực Hà Nội và các địa phương. Sự kiện sẽ giới thiệu những tour du lịch hấp dẫn được các DN du lịch, hãng hàng không hàng đầu khuyến mại, kích cầu du lịch tới các điểm đến của Hà Nội, các tỉnh thành trong nước và nước ngoài. Lễ hội còn là cơ hội để tăng cường kết nối du lịch, văn hóa và con người từ các hoạt động có trong sự kiện, qua đó gia tăng nhu cầu đi và trải nghiệm, khuyến khích phát triển du lịch.

Du khách nước ngoài check in rừng trúc “thu nhỏ” tại khu vực hồ Trúc Bạch, Hà Nội. Ảnh: Khánh Huy
Du khách nước ngoài check in rừng trúc “thu nhỏ” tại khu vực hồ Trúc Bạch, Hà Nội. Ảnh: Khánh Huy

Đưa ra nhiều sản phẩm du lịch

Ông Bùi Duy Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội cho biết: “Lễ hội năm nay được tổ chức với nhiều điểm mới, ấn tượng quảng bá điểm đến du lịch văn hóa - lịch sử hấp dẫn tại Hà Nội như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, khu phố cổ, khu vực Ba Vì, Sóc Sơn, Đường Lâm - Sơn Tây và nhiều địa điểm hấp dẫn khác. Tại đây, TP Hà Nội huy động và động viên các DN đưa ra các sản phẩm kích cầu du lịch khuyến mại để du khách có cơ hội được sử dụng dịch vụ tốt với giá hấp dẫn nhất. Đặc biệt, các DN sẽ công bố một số sản phẩm du lịch mới là những tour độc lạ mang lại trải nghiệm mới được xây dựng trên cơ sở những điểm di tích lịch sử văn hóa của Hà Nội và các địa phương”.

Đồng thời lễ hội còn giới thiệu những giá trị độc đáo, đặc sắc của làng nghề, ẩm thực Hà Nội; kết nối di sản văn hóa, lịch sử Hà Nội với các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, các tỉnh có liên kết hợp tác với Hà Nội: Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh những giá trị được coi là tinh hoa của cả nước với những nét đặc trưng riêng biệt.

Lễ hội thu hút 150 gian hàng, với nhiều không gian được thiết kế đặc sắc, gồm các không gian của các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội, các tỉnh TP trên cả nước, các DN, trong đó có sự tham gia của các tổ chức, DN lớn như: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Hà Nội, Hội đầu bếp Hoàng Gia, Câu lạc bộ lữ hành UNESCO, Diễn đàn du lịch VTF, các tổ chức xúc tiến du lịch quốc tế, Hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội....

Ngoài ra, trong các ngày diễn ra lễ hội, còn có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đương đại và nghệ thuật truyền thống nhằm mang đến sự đa dạng cho hoạt động trải nghiệm của du khách như: giải đấu Streets dance; nhảy Flashmob; biểu diễn nghệ thuật múa rối nước “Hoàng thành Thăng Long”; múa rồng nghệ thuật; biểu diễn nhạc cụ dân gian “Thủ đô hào hùng”; show trình diễn áo dài “Vàng son lịch sử Tràng An”; hoạt động vẽ tranh “Cảm xúc trong em”…

Lễ khai mạc Lễ hội Du Lịch Hà Nội 2024 sẽ bắt đầu từ 19h ngày 26/4 tại công viên Thống Nhất với điểm nhấn là chương trình nghệ thuật được xây dựng công phu, hoành tráng, thể hiện sức sống mãnh liệt của Thủ đô ngàn năm tuổi. Trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra hội nghị “Hà Nội - Điểm đến du lịch văn hóa - lịch sử” 9h ngày 25/4) nhằm trao đổi, thảo luận về hiện trạng, tiềm năng, cơ hội, giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc thù cho du lịch Hà Nội.
Hà Nội công bố tuyến du lịch mới “Khám phá con đường di sản Nam Thăng Long”
Hà Nội thành lập Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gắn với phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Sau 2 ngày (18-19/7) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 là để khẳng định lại ý nghĩa lớn lao đó, để tôn vinh những thành tựu của Nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xây dựng dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội. Thành phố công bố Dự thảo này để lấy ý kiến góp ý rộng khắp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ 15/7 đến 30/7/2025.
Hà Nội hoãn lịch tiếp xúc cử tri sau kỳ họp giữa năm 2025

Hà Nội hoãn lịch tiếp xúc cử tri sau kỳ họp giữa năm 2025

Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội đã ra thông báo chính thức về việc hoãn buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 của Tổ đại biểu số 25, gồm các địa phương: Đan Phượng, Ô Diên và Liên Minh.
Danh mục công trình ngầm được khuyến khích đầu tư

Danh mục công trình ngầm được khuyến khích đầu tư

Tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội (đợt 1) (thi hành khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô 2024).
Hà Nội: khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3

Hà Nội: khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công điện số 09/CĐ-UBND ngày 21/7/2025 về việc khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2025 trên địa bàn TP.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động