Thứ năm 23/01/2025 08:32

Ảnh

Lần đầu tiên tổ chức liên hoan trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam và quận Long Biên lần đầu tiên tổ chức Liên hoan trình diễn Nghi lễ và trò chơi kéo co năm 2023.
Lần đầu tiên tổ chức liên hoan trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam
Kỷ niệm tròn 5 năm Nghi lễ và trò chơi Kéo co được tổ chức UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, sáng ngày 18/11, tại Đền Trấn Vũ (Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội), 7 cộng đồng kéo co Việt Nam và Hội Kéo co Hàn Quốc đã thực hành trình diễn di sản kéo co.
Lần đầu tiên tổ chức liên hoan trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam
Đây là lần đầu tiên Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam và quận Long Biên tổ chức sự kiện này nhằm tăng cường kết nối và trao đổi giữa các cộng đồng thực hành Di sản Nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam và các quốc gia có di sản được UNESCO ghi danh.
Lần đầu tiên tổ chức liên hoan trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam
Liên hoan có sự tham gia của gần 500 nghệ nhân và người thực hành nghi lễ và trò chơi kéo co đến từ các tỉnh Bắc Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội và thành phố Dangjin (Chungcheongnam, Hàn Quốc).
Lần đầu tiên tổ chức liên hoan trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam
Trong ảnh là trò chơi Kéo Song của thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trò chơi là một phiên bản của Kéo co truyền thống, mô phỏng lại trận thuỷ chiến lẫy lừng của Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
Lần đầu tiên tổ chức liên hoan trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam
Trong trò chơi này, chỉ có cặp đầu tiên của 2 đội là được đứng, đạp 1 chân vào cọc gỗ để thêm lực. Các thành viên còn phải phải nằm hoặc ngồi trong hố để kéo một dây song dài qua lỗ cọc. Lực kéo mạnh đến mức tạo ma sát khiến cọc gỗ bốc khói, phải liên tục dùng nước để hạ nhiệt.
Lần đầu tiên tổ chức liên hoan trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam
Ông Ngô Quang Khải, đại diện cộng đồng kéo co ngồi đền Trấn Vũ, Long Biên, Hà Nội, cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện tốt công tác bảo tồn di sản, đặc biệt là việc tuyên truyền cho thế hệ trẻ về truyền thống quê hương. Hàng năm, có khoảng 12.000 học sinh đến tham quan đền và tìm hiểu về kéo co ngồi. Chính quyền địa phương rất quan tâm và hiện đang hỗ trợ xây dựng nhà truyền thống để trình chiếu những hình ảnh và phim tài liệu giới thiệu di sản.”
Lần đầu tiên tổ chức liên hoan trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam
Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho biết: “Chung một sợi dây" là thông điệp tuyệt vời mà tất cả các cộng đồng kéo co đều cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của nó. Sợi dây là biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng, là sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, là sự nối dài của những cánh tay, sự tiếp sức từ cộng đồng này đến cộng đồng khác"
Lần đầu tiên tổ chức liên hoan trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam
Trò kéo mỏ thôn Ngải Khê, Hà Tĩnh. Với trò kéo mỏ, vật để kéo mỏ được làm bằng 2 cây tre bánh tẻ, đẹp, thẳng, dài từ 6 - 7m, không bị yếu, không bị kiến. Số đốt tre được tính từ gốc tre lên theo bốn chữ “sinh, lão, bệnh, tử”; đốt cuối cùng được tính vào chữ sinh, tránh chữ tử. Hai ngọn tre được hơ lửa cho dẻo mềm rồi xoáy vặn quặp vào nhau dùng lạt mềm buộc chặt cố định lại để làm vật kéo, gọi là kéo mỏ.
Lần đầu tiên tổ chức liên hoan trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam
Nghi lễ kéo co của người Tày Bắc Hà, Lào Cai. Kéo co là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ hội Lồng Tồng ( Xuống đồng) của người Tày. Thông qua trò chơi này, đồng bào mong muốn gửi gắm ước nguyện về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, khoẻ mạnh, gắn kết cộng đồng.
Lần đầu tiên tổ chức liên hoan trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam
Bảo tàng Kéo co Gijisi trình diễn di sản kéo co Gijisi truyền thống. Sợi dây kéo co truyền thống dài 200 mét, mỗi bên 100 mét. Theo văn hoá Hàn Quốc, mỗi bên dây biểu trưng cho làng trên (khu vực có nước) và làng dưới (khu vực không có nước). Dây thi đấu được làm bằng rơm, thực tế trong các lễ hội ở TP Dangjin, dây thi đấu nặng đến 40 tấn, với sự tham gia của hàng chục nghìn người.
Lần đầu tiên tổ chức liên hoan trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam
Tại liên hoan trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co, sợi dây này là phiên bản thu nhỏ và mang tính giáo dục nhiều hơn thi đấu. Sợi dây này được tặng lại cho cộng đồng kéo co đền Trấn Vũ.
Lần đầu tiên tổ chức liên hoan trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam
Đây là chương trình nằm trong hoạt động hưởng ứng sự kiện Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 của các quận huyện trên địa bàn TP Hà Nội.
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động