Thứ bảy 19/04/2025 10:38

Lọt đề thi từ đâu và bịt kẽ hở thế nào?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chuyên gia pháp lý cho biết, người nhận được đề thi rồi tiếp tục phát tán trên mạng Internet cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
Lực lượng công an đề nghị các trường đẩy mạnh việc phổ biến quy chế thi, cách nhận diện các thiết bị gian lận thi cử cho giáo viên, học sinh
Lực lượng công an đề nghị các trường đẩy mạnh việc phổ biến quy chế thi, cách nhận diện các thiết bị gian lận thi cử cho giáo viên, học sinh.

Vì sao năm nào cũng có vi phạm?

Trước câu hỏi về phương án xử lý 2 thí sinh vi phạm phát tán đề ra sao, có nên tăng nặng mức độ xử lý thay vì chỉ dừng lại ở mức đình chỉ thi theo như quy chế, Thiếu tướng Trần Đình Chung - Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an cho hay, công an sẽ căn cứ kết quả xác minh, đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả, cùng đó xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để xác định mức độ vi phạm.

Nếu hành vi đó đến mức phải xử lý hình sự, sẽ xử lý hình sự theo quy định pháp luật của Nhà nước. Nếu không, sẽ xử lý hành chính theo Nghị định 144 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh trật tự và an toàn xã hội. Vấn câu hỏi là để có hình ảnh đề thi được "tuồn" ra bên ngoài, phải có người "móc nối" để tiếp nhận, hỗ trợ, Thiếu tướng Trần Đình Chung cho biết, CQCA đã nhanh chóng phối hợp xác minh ở các địa phương xảy ra và cũng đã xác định được những người kết nối ở bên ngoài.

Thực tế, những năm qua Bộ GD&ĐT cũng đã có hướng dẫn cụ thể trong tập huấn nghiệp vụ về thi. Việc kiểm tra niêm phong các túi đề thi khi giao cho giám thị và giám thị chọn 1-2 thí sinh trong phòng thi chứng kiến niêm phong còn nguyên trên túi đề thi trước khi mở là quy định bắt buộc.

Các trường hợp để lọt đề do thí sinh cố ý vẫn là nguy cơ khó kiểm soát triệt để nhất. Theo quy chế, thí sinh mang theo thiết bị có chức năng gửi và nhận thông tin, điện thoại di động đều bị xử lý kỷ luật mức cao nhất là đình chỉ thi, hủy kết quả đã thi. Nhưng năm nào cũng có tình trạng thí sinh mang điện thoại vào phòng thi.

Từ năm 2022, A03 và A06 (Bộ Công an) đã cảnh báo về hình thức gian lận tinh vi, thường là có tổ chức để kết nối giữa thí sinh với đối tượng bên ngoài khu vực thi. Những thiết bị mini, ngụy trang trong hoa tai, nhẫn, vòng cổ, đồng hồ, cúc áo, giấu trong bút, máy tính bỏ túi... được thí sinh mang vào phòng thi có chức năng kết nối với một thiết bị trung gian để trong đồ dùng, tư trang của thí sinh ở ngoài phòng thi.

Bịt kẽ hở ra sao?

Theo ThS Phạm Thái Sơn - GĐ Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM, những vụ đề thi lọt ra ngoài ngay trong thời gian đang diễn ra kỳ thi không phải mới xảy ra năm nay.

"Điều này cho thấy dù các hội đồng thi đều thực hiện nghiêm các quy định để ngăn chặn gian lận thi cử nhưng vẫn có thí sinh cố tình mang điện thoại vào phòng thi để chụp ảnh đề thi chuyển ra ngoài. Tuy nhiên, cũng thẳng thắn nhìn nhận trong các sự vụ này, cán bộ coi thi đã thiếu kinh nghiệm hoặc không làm tròn trách nhiệm khi để thí sinh cố tình gian lận. Để khắc phục, cần lựa chọn người tham gia coi thi phải có năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm và được tập huấn kỹ", ông Sơn đề nghị.

Trong khi đó, nhiều cán bộ khảo thí nhận định khả năng lọt đề thi trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT do thí sinh cố tình gian lận bằng thiết bị công nghệ cao không thể loại trừ và rất khó phát hiện. PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP HCM, nêu ý kiến: "Với các gian lận bằng thiết bị công nghệ cao, cán bộ coi thi là giáo viên bình thường sẽ rất khó phát hiện triệt để. Muốn ngăn chặn việc này, có thể thực hiện dùng máy quét an ninh để kiểm tra các thí sinh trước khi vào phòng thi. Hai năm qua, Trường ĐH Sư phạm TP HCM đã áp dụng việc này trong kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của trường và rất hiệu quả".

ThS Phùng Quán (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM) còn cho rằng ngoài hành vi gian lận thi cử, tội phạm công nghệ cao thì việc chủ quan, mất cảnh giác của chính những người làm việc phục vụ công tác tổ chức thi cũng là nguy cơ lớn.

"Các trường, hội đồng thi cần hướng dẫn kỹ cho thí sinh việc để lộ lọt đề thi, sao chụp đề thi trong thời gian làm bài là vi phạm pháp luật hình sự về bảo vệ bí mật nhà nước để răn đe, ngăn ngừa hành vi này", ông Quán kiến nghị.

Chế tài xử phạt

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đinh Thị Nguyên, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, theo quy định của pháp luật, khi thông tin đề thi đã được bóc, mở niêm phong, phát cho các thí sinh để làm bài theo quy định của quy chế thi, đề thi này không còn là tài liệu mật thuộc dạng tuyệt mật.

Tuy nhiên, đề thi vẫn phải được bảo mật theo quy chế kỳ thi tốt nghiệp. Theo đó, quy chế thi quy định, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi sau 2/3 thời gian làm bài và phải nộp lại đề thi. Trường hợp thí sinh phát tán đề thi ra bên ngoài, đây là hành vi vi phạm quy chế, người nhận được đề thi rồi tiếp tục phát tán trên mạng Internet cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo luật sư Nguyên, đến thời điểm này cơ quan chức năng đã phát hiện được danh tính của học sinh đã phát tán đề thi ra bên ngoài. Cơ quan chức năng sẽ làm rõ người tiếp nhận đề thi này là ai và có chủ đích hay không. Đồng thời làm rõ người phát tán thông tin này lên mạng xã hội là ai, với mục đích gì và đánh giá hậu quả đã gây ra đối với xã hội để xem xét xử lý theo quy định pháp luật.

Rất may là các đề thi đã được công bố và bước đầu xác định việc lộ lọt đề không ảnh hưởng đến hoạt động thi của điểm thi. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn tiếp tục làm rõ có sự cấu kết giữa thí sinh với những người bên ngoài để thực hiện các hoạt động gian lận thi cử hay không.

Trường hợp chưa đến mức xử lý hình sự, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính tới 15 triệu đồng và tới 30 triệu đồng đối với tổ chức theo quy định tại khoản 2, Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về xử phạt hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

"Cơ quan chức năng sẽ làm rõ có việc cấu kết, giúp sức của những người có chức vụ quyền hạn đối với việc tổ chức kỳ thi này hay không để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm trái công vụ gây thiệt hại đến uy tín của ngành giáo dục, của Nhà nước, có thể xem xét xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự người vi phạm tùy thuộc vào hành vi và hậu quả cụ thể", luật sư Nguyên thông tin.

Vụ lộ đề thi môn Văn: Hành vi là lộ hay lọt đề thi?
Thí sinh chụp đề thi gửi ra ngoài: Trong trường hợp phải xử lý hình sự sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật
Cặp đôi làm lộ đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT bị xử lý như thế nào?
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đối tượng truy nã nguy hiểm Bùi Đình Khánh đã bị bắt giữ

Đối tượng truy nã nguy hiểm Bùi Đình Khánh đã bị bắt giữ

Sau khi phát lệnh truy nã và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đồng bộ, đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh đã bị bắt giữ khi đang lẩn trốn tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Cảnh giác thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo xuất cảnh kết hôn với người nước ngoài

Cảnh giác thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo xuất cảnh kết hôn với người nước ngoài

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều trang fanpage, nhóm kín… đăng tải, chia sẻ các bài viết có nội dung lôi kéo, dụ dỗ phụ nữ địa phương xuất cảnh kết hôn với người nước ngoài có điều kiện kinh tế tốt, với nhiều sính lễ giá trị cao… Người dân địa phương cần nâng cao cảnh giác với các thủ đoạn của các đối tượng môi giới trên.
Bắt gã giang hồ máu lạnh Tuấn "ngáo"

Bắt gã giang hồ máu lạnh Tuấn "ngáo"

Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, Vũ Văn Tuấn – kẻ có biệt danh “Tuấn ngáo”, từng 3 lần ngồi tù – rút dao đâm thủng tim một thanh niên ngay trước cửa quán bar ở trung tâm TP Lai Châu.
Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị mức án 11-12 năm tù

Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị mức án 11-12 năm tù

Chiều 15/4 tại TAND TP Hà Nội, đại diện Viện kiểm sát đã tiến hành đề nghị mức án với 8 bị cáo trong vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan Tổng công ty Chè Việt Nam (Vinatea).
Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam hầu tòa

Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam hầu tòa

Sáng 14/4, Toà án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty Chè Việt Nam.
Ngày 21/4: Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương hầu tòa

Ngày 21/4: Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương hầu tòa

Ngày 21/4, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm về các tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Hà Nội: phát hiện, bắt giữ nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141

Hà Nội: phát hiện, bắt giữ nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt giữ nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141 để dừng xe, kiểm tra người đi đường.
Hà Nội: khống chế đối tượng cầm hung khí đánh người trên phố Lê Trọng Tấn

Hà Nội: khống chế đối tượng cầm hung khí đánh người trên phố Lê Trọng Tấn

Cán bộ Cảnh sát giao thông Hà Nội đã phối hợp Công an phường Khương Mai cùng quần chúng nhân dân đã kịp thời khống chế đối tượng tấn công người đi đường.
Nhóm thiếu niên nửa đêm đi gây rối còn dọa Cảnh sát 141

Nhóm thiếu niên nửa đêm đi gây rối còn dọa Cảnh sát 141

Thông tin từ Công an TP Hà Nội, đơn vị đã tạm giữ hình sự đối với Lê Đình Cẩn, SN 2008, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội và Nguyễn Huy Dũng, SN 2008, trú tại quận Long Biên, Hà Nội về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động