Thứ sáu 24/01/2025 02:03

Mỗi hộ dân ở Hà Nội sẽ phải trả thêm bao nhiêu tiền một tháng khi tăng giá nước?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phương án điều chỉnh tăng giá nước được cán bộ của 6 sở, ngành tính toán nhu cầu dùng nước thực tế ở khu vực nội thành Hà Nội đang ở mức 100-150lít/ngày/người. Như vậy, mỗi hộ sẽ dùng 10-16m3/tháng, tương đương số tiền phải chi thêm 15.000-26.000 đồng/tháng.
Mỗi hộ dân ở Hà Nội sẽ phải trả thêm bao nhiêu tiền một tháng khi tăng giá nước?

Sở Tài chính khẳng định mức tăng thiết kế theo lộ trình hai đợt, cơ bản không tác động đến thu nhập của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt vì tiền nước chỉ chiếm 0,72% tổng thu nhập và chi tiêu mỗi tháng của một hộ gia đình tại khu vực thành thị

Sở Tài chính Hà Nội mới có tờ trình gửi UBND Hà Nội đề xuất về phương án điều chỉnh tăng giá nước sinh hoạt trên địa bàn từ tháng 7/2023.

Theo đó, giá bán lẻ nước sinh hoạt 10m3 đầu tiên (hộ/tháng) từ 5.973 đồng/m3 hiện nay sẽ tăng lên 7.500 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024; từ 10-20m3 (hộ/tháng) tăng từ 7.052 đồng/m3 lên 8.800 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 9.900 đồng/m3 vào năm 2024; từ 20-30m3 (hộ/tháng) tăng từ 8.669 đồng/m3 lên lần lượt mức 12.000 đồng/m3 và 16.000 đồng/m3.

Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30m3/hộ/tháng.

Phương án điều chỉnh tăng giá nước được cán bộ của 6 sở, ngành tính toán nhu cầu dùng nước thực tế ở khu vực nội thành Hà Nội đang ở mức 100-150 lít/ngày/người. Như vậy, mỗi hộ sẽ dùng 10-16m3/tháng, tương đương số tiền phải chi thêm 15.000-26.000 đồng/tháng.

Tại khu vực nông thôn, mức dùng 50-70 lít/ngày/người, một hộ gia đình sẽ sử dụng 6-8m3/tháng nên số tiền họ phải chi thêm 10.000-13.000 đồng/tháng.

Sở Tài chính cho biết, nguyên nhân điều chỉnh tăng giá nước là do nhu cầu sử dụng nước sạch tại Hà Nội ngày một tăng do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, dân số tăng cơ học. Đời sống của người dân càng được nâng cao thì yêu cầu về sản lượng và chất lượng nước sạch ngày càng cao, trong khi nguồn nước ngầm suy giảm và có dấu hiệu ô nhiễm, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách rất hạn chế.

Được biết, hiện nay giá nước sạch mà TP Hà Nội đang áp dụng là từ năm 2013, tức từ 10 năm nay mức giá này vẫn chưa được điều chỉnh. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, từ năm 2013 đến nay, tiền nước không tăng nên nhiều doanh nghiệp không mặn mà đầu tư nước sạch. Do đó, thành phố tính toán lại giá nước sạch, trong đó ưu tiên về giá 10 m3 đầu tiên, đặc biệt là cho người nghèo. Các đối tượng khác dùng nhiều nước sạch thì phải trả giá cao hơn.

Sở Tài chính khẳng định mức tăng thiết kế theo lộ trình hai đợt, cơ bản không tác động đến thu nhập của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt vì tiền nước chỉ chiếm 0,72% tổng thu nhập và chi tiêu mỗi tháng của một hộ gia đình tại khu vực thành thị.

Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, tổng nhu cầu sử dụng nước sạch trung bình trên địa bàn Hà Nội hiện khoảng 1.15-1.25 triệu m3/ngày - đêm.

Vào mùa Hè nhu cầu sử dụng nước sạch trên địa bàn Hà Nội tăng 5-10%, vào khoảng 1.25-1.35 triệu m3/ngày - đêm. Trong khi tổng công suất cấp nước của các nhà máy đạt 1.53 triệu m3/ngày - đêm cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong phạm vi cung cấp của hệ thống. Tuy nhiên, Sở Xây dựng đánh giá khả năng phân phối nước sạch vẫn chưa đồng bộ với nhu cầu sử dụng nước. Tổng công suất cấp nước từ các nhà máy tập trung trên địa bàn Thủ đô đạt khoảng 1.53 triệu m3/ngày - đêm.

Bài 3: Vẫn “nóng” về vấn đề xử lý nước thải, thoát nước
Dương Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động