Thứ năm 23/01/2025 04:58

Mức hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão số 3 của công đoàn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 17/9/2024, Tổng Liên đoàn Lao động có Công văn 2101/TLĐ-QHLĐ sửa đổi Công văn 2038/TLĐ-QHLĐ về chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng cơn bão số 3 (Yagi).
Mức hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão số 3 của công đoàn
Hỗ trợ đoàn viên công đoàn phường Đường Mai, quận Hà Đông, bị ngập lụt sau bão số 3. Ảnh: Đ.Đ

Hỏi: Tôi được biết, Tổng Liên đoàn Lao động vừa ban hành Công văn về việc chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng cơn bão số 3 (Yagi). Xin quý báo cho biết chi tiết?

(Trần Hải Nam, quận Cầu Giấy, Hà Nội)

Trả lời:

Về câu hỏi của quý ban đọc, xin trả lời như sau:

Ngày 17/9/2024, Tổng Liên đoàn Lao động có Công văn 2101/TLĐ-QHLĐ sửa đổi Công văn 2038/TLĐ-QHLĐ về chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng cơn bão số 3 (Yagi).

Công văn nêu, trước tình hình nhiều đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng nặng do cơn bão số 3, lũ lụt vừa qua, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Công văn số 2038/TLĐ-QHLĐ ngày 10/9/2024 để chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện chăm lo, hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên, người lao động, góp phần giúp đoàn viên, người lao động giảm bớt khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách phát sinh một số vấn đề về hồ sơ, thủ tục, nguồn hỗ trợ và đối tượng cần hỗ trợ, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sửa đổi, bổ sung Công văn số 2038/TLĐ-QHLĐ ngày 10/9/2024 và đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Công đoàn cấp tỉnh) tiếp tục triển khai việc hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động và thân nhân người lao động bị thiệt hại do bão lũ như sau:

1. Hỗ trợ đoàn viên, người lao động và thân nhân của đoàn viên, người lao động

1.1. Hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị thiệt mạng; thân nhân của đoàn viên, người lao động bị thiệt mạng:

- Đoàn viên, người lao động bị thiệt mạng: 10 triệu đồng/người.

- Thân nhân của đoàn viên, người lao động (con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng) bị thiệt mạng: 05 triệu đồng/người.

1.2. Hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị thương nặng phải nằm viện điều trị: Mức hỗ trợ từ 01 đến 05 triệu đồng/người.

1.3. Hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị hư hỏng, thiệt hại về nhà ở:

- Nhà bị tốc mái, hư hỏng phải sửa chữa: Mức hỗ trợ từ 01 đến 03 triệu đồng/trường hợp.

- Nhà bị đổ, sập, hư hỏng hoàn toàn không thể khắc phục, sửa chữa, phải xây mới: Mức hỗ trợ 50 triệu đồng/trường hợp.

2. Nguồn kinh phí hỗ trợ

2.1. Nguồn kinh phí hỗ trợ được lấy từ quỹ hoạt động thường xuyên hoặc cân đối thu - chi trong năm của đơn vị công đoàn cấp trên cơ sở.

2.2. Trường hợp công đoàn cấp trên trực tiếp không cân đối được nguồn thì có văn bản đề nghị Công đoàn cấp tỉnh thực hiện cấp hỗ trợ kinh phí.

2.3. Công đoàn cấp tỉnh căn cứ văn bản đề nghị của công đoàn cấp trên trực tiếp để xem xét cấp hỗ trợ kinh phí thực hiện.

2.4. Trường hợp Công đoàn cấp tỉnh có số dư quỹ hoạt động thường xuyên tại cấp 2 và cấp 3 đến thời điểm chi hỗ trợ (tính đến ngày 1/9/2024) dưới 15 tỷ đồng, báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét cấp hỗ trợ kinh phí.

2.5. Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn căn cứ văn bản đề nghị của Công đoàn cấp tỉnh để xem xét cấp hỗ trợ kinh phí.

3. Hồ sơ, thủ tục thanh, quyết toán

3.1. Hồ sơ quyết toán

a. Trường hợp đoàn viên, người lao động bị thiệt mạng; thân nhân của đoàn viên, người lao động bị thiệt mạng:

- Văn bản đề nghị cấp hỗ trợ của công đoàn cơ sở;

- Bản sao Giấy chứng tử;

- Danh sách nhận tiền (đầy đủ thông tin cá nhân người mất, người nhận tiền);

- Trường hợp là thân nhân của đoàn viên, người lao động bị thiệt mạng cần có giấy tờ chứng minh thân nhân theo quy định của pháp luật.

b. Trường hợp đoàn viên, người lao động bị thương nặng phải nằm viện điều trị:

- Văn bản đề nghị cấp hỗ trợ của công đoàn cơ sở;

- Bản sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy ra viện.

- Danh sách nhận tiền (đầy đủ thông tin cá nhân người nhận tiền);

c. Trường hợp đoàn viên, người lao động bị hư hỏng, thiệt hại về nhà ở:

- Nhà bị tốc mái, hư hỏng phải sửa chữa:

+ Văn bản đề nghị cấp hỗ trợ của công đoàn cơ sở;

+ Danh sách nhận tiền (đầy đủ thông tin cá nhân người nhận tiền);

- Nhà bị đổ, sập, hư hỏng hoàn toàn không thể khắc phục, sửa chữa, phải xây mới:

+ Văn bản đề nghị cấp hỗ trợ của công đoàn cơ sở;

+ Hình ảnh chụp hiện trạng thiệt hại;

+ Biên bản thẩm định của cấp hỗ trợ;

+ Danh sách nhận tiền (đầy đủ thông tin cá nhân người nhận tiền);

+ Quyết định chi hỗ trợ…

Các mức báo động lũ 1, 2, 3 được hiểu như thế nào? Các mức báo động lũ 1, 2, 3 được hiểu như thế nào?
Có được chuyển mục đích sử dụng đất khi bị dính quy hoạch? Có được chuyển mục đích sử dụng đất khi bị dính quy hoạch?
LS. Nguyễn Trung Tiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động