Chủ nhật 20/07/2025 04:40

Nâng cao hiệu quả quảng bá nông sản Việt Nam tại châu Phi

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 1/11, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả quảng bá nông sản Việt Nam tại châu Phi” dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc.
Nâng cao hiệu quả quảng bá nông sản Việt Nam tại châu Phi
hứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc phát biểu tại Toạ đàm. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Tọa đàm nhằm đánh giá triển vọng, những thuận lợi và khó khăn đối với công tác giới thiệu, quảng bá các mặt hàng nông sản Việt Nam tại thị trường châu Phi nam Sahara, nhu cầu thành lập các Phòng/không gian trưng bày hàng mẫu nông sản tại các Cơ quan đại diện Việt Nam, đồng thời trao đổi phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá nông sản tại khu vực trong thời gian tới.

Tọa đàm có sự tham dự của gần 200 đại biểu trực tiếp và trực tuyến từ nhiều bộ/ngành, địa phương, viện nghiên cứu, liên minh hợp tác xã, hiệp hội và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản và vận tải hàng hóa quốc tế.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đánh giá cao sự tham dự của các đại biểu, thể hiện sự quan tâm và nhu cầu tiếp cận thị trường châu Phi. Thứ trưởng nhấn mạnh khu vực châu Phi tiếp tục nổi lên là điểm sáng trong hợp tác giao thương của Việt Nam với thế giới, nhất là đặt trong bối cảnh kinh tế nhiều nước gặp khó khăn, nhiều thị trường truyền thống của Việt Nam đối diện với nguy cơ suy thoái kinh tế, lạm phát…

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới giảm gần 11% so với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch của Việt Nam với khu vực châu Phi lại tăng 4,7%, đạt 4,35 tỷ USD trong đó nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang khu vực đã tăng mạnh về lượng và giá trị, như gạo, cà phê, hạt điều…

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang khu vực châu Phi. Các nước châu Phi đều là các bạn bè truyền thống, hữu nghị của Việt Nam.

Hai bên có nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp, lãnh đạo nhiều nước châu Phi coi Việt Nam là hình mẫu xóa đói, giảm nghèo và mong muốn học hỏi kinh nghiệm, tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam. Về phía Việt Nam, các lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế với khu vực châu Phi.

Thứ trưởng nhấn mạnh khu vực châu Phi Nam Sahara với dân số gần 1 tỷ người là thị trường có nhiều tiềm năng và dư địa mà các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh khai thác trong thời gian tới. Tuy nhiên, để thành công, bên cạnh việc nâng cao năng lực cạnh tranh về giá, chất lượng với các cường quốc về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp khác, các nhà quản lý, doanh nghiệp Việt Nam cần có biện pháp, cách thức phù hợp để quảng bá nông sản một cách hiệu quả tới doanh nghiệp và người tiêu dùng sở tại.

Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Tấn Cận đã giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh về nông-thủy sản của tỉnh, nhất là chế biến thủy sản, sản xuất lúa, gạo, muối; nhấn mạnh sự phối hợp giữa Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, cũng như các Sở, ngành kinh tế - thương mại - nông nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp địa phương sẽ giúp nâng cao hiệu quả quảng bá nông sản sang khu vực châu Phi; khẳng định tỉnh Bạc Liêu sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh, các Cơ quan đại diện Việt Nam tại châu Phi trong việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm chủ lực của tỉnh sang địa bàn.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm cho rằng công tác quảng bá nông sản Việt Nam sang thị trường khu vực châu Phi nam Sahara hiện đang gặp phải một số khó khăn như: thiếu thông tin, hiểu biết về thị trường, đối tác và quy định pháp luật, tập quán làm ăn của nước sở tại dẫn đến tâm lý e ngại, chưa chú trọng đúng mức đối với công tác quảng bá nông sản với khu vực; chi phí vận chuyển hàng mẫu cao do khoảng cách địa lý xa xôi; thủ tục hải quan phức tạp, các quy định rào cản kỹ thuật hạn chế nhập khẩu nông sản, quy cách bao bì sản phẩm và việc bảo quản hàng mẫu,...

Bên cạnh đó, theo đại diện của Bộ Công Thương, có hiện tượng một số doanh nghiệp còn chưa chủ động trong công tác phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước để quảng bá sản phẩm, chưa bảo đảm được nguồn hàng trưng bày.

Trước thực tế số lượng và quy mô các đoàn địa phương, doanh nghiệp trực tiếp đến tìm hiểu và xúc tiến thị trường ở khu vực thời gian qua còn khiêm tốn, các đại biểu tham dự Tọa đàm cũng nhấn mạnh sự cần thiết cử các đoàn sang xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế nhằm quảng bá nông sản tại khu vực.

Trên cơ sở thực tiễn xúc tiến thương mại một cách có trọng tâm, trọng điểm, các địa phương và doanh nghiệp sẽ nắm bắt rõ hơn nhu cầu, thị hiếu của thị trường, khai thác tốt, hiệu quả tiềm năng, phù hợp với thực lực của địa phương và doanh nghiệp.

Cũng tại Tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi về ý tưởng thành lập, tổ chức Phòng/Không gian trưng bày hàng mẫu nông sản Việt Nam tại các Cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực, cho rằng đây là biện pháp thiết thực để hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, trước thực tiễn tập quán văn hóa kinh doanh cần được trực tiếp xem và kiểm tra các mặt hàng trước khi giao dịch.

Tuy nhiên, để triển khai tốt mô hình này, các địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và logistics cần chú trọng phối hợp, gắn kết chặt chẽ, thường xuyên hơn với các Đại sứ quán Việt Nam tại khu vực trong việc xác định sản phẩm ưu tiên thúc đẩy quảng bá đối với từng thị trường, cách thức tổ chức mô hình trưng bày; chủ động cung cấp hàng mẫu, tài liệu thông tin giới thiệu sản phẩm phù hợp một cách thường xuyên, lâu dài…

Với tinh thần ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện ở khu vực luôn sẵn sàng phối hợp tích cực, chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong hoạt động quảng bá nông sản nhằm đạt được những hiệu quả thiết thực, thực chất, mang lại nhiều lợi ích cho địa phương, doanh nghiệp và người nông dân Việt Nam.

Tiếp nối thành công của sự kiện, trên cơ sở nhu cầu đặc thù đối với các mặt hàng nông sản của thị trường khu vực Trung Đông và Bắc Phi, Bộ Ngoại giao dự kiến sẽ tổ chức Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả quảng bá nông sản Việt Nam tại Trung Đông-Bắc Phi” vào cuối tháng 11/2023.

Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi năm 2022, giá trị nông sản xuất khẩu các loại đạt hơn 950 triệu USD, chiếm tỷ trọng 26.5% trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường khu vực, trong đó, đứng đầu là mặt hàng gạo với kim ngạch đạt 624 triệu USD, cà phê (161 triệu USD) và hạt điều (66,1 triệu USD). Trong 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam sang khu vực đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022, cụ thể: xuất khẩu gạo sang Senegal tăng 3.018% về lượng và 2.214% về giá trị; xuất khẩu cà phê sang Nam Phi tăng 115% về lượng và 121,5% về giá trị…

Bảo hộ công dân Việt Nam tại khu vực xung đột Trung Đông Bảo hộ công dân Việt Nam tại khu vực xung đột Trung Đông
ASEAN và Hàn Quốc đã trở thành những đối tác tin cậy, thực chất và không thể thiếu của nhau ASEAN và Hàn Quốc đã trở thành những đối tác tin cậy, thực chất và không thể thiếu của nhau
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Sau 2 ngày (18-19/7) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 là để khẳng định lại ý nghĩa lớn lao đó, để tôn vinh những thành tựu của Nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xây dựng dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội. Thành phố công bố Dự thảo này để lấy ý kiến góp ý rộng khắp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ 15/7 đến 30/7/2025.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Tối 19/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có mặt tại hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng trên vùng biển Quảng Ninh, trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn người mất tích.
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với các đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Lê Minh Khái.
Nền tảng kết nối bền vững giữa trí thức trẻ với Đảng, Nhà nước và xã hội

Nền tảng kết nối bền vững giữa trí thức trẻ với Đảng, Nhà nước và xã hội

Sáng 19/7, đã diễn ra phiên khai mạc Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động