Người đẹp dụ rót vốn buôn gạo, dễ dàng chiếm đoạt hơn 160 tỷ đồng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNguyễn Thị Thuỳ Trang khi chưa vướng vào vụ án |
Tuy nhiên, do vắng mặt người tham gia tố tụng nên phiên toà tạm hoãn; HĐXX thông báo, sẽ mở lại phiên xử vào ngày 7-1-2022.
Các cơ quan tố tụng làm rõ, Trang từng công tác tại Bộ Công an. Sau đó, chị ta chuyển công tác và là Trưởng bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển gạo Việt. Tháng 7-2019, Trang bị kỷ luật lao động và bị cho nghỉ việc.
CQĐT kết luận, bị cáo đã dùng nhiều chiêu để chiếm đoạt số tiền "khủng". Dù không có khả năng xin việc, không có chức năng, nhiệm vụ về việc tuyển dụng công chức vào ngành Công an, nhưng Trang hứa “chạy việc” với nhiều người rồi chiếm đoạt tiền.
Ngoài ra, Trang còn lừa góp vốn. Cụ thể, không được phép kinh doanh gạo với tư cách cá nhân nhưng Trang lợi dụng vị trí công tác để liên hệ bạn bè, đồng nghiệp, người quen và “nổ” rằng, kinh doanh gạo xuất khẩu đi nước ngoài nên có lợi nhuận cao. Nếu có tiền cho cho Trang vay hoặc góp vốn, sau mỗi chuyến xuất khẩu gạo, Trang sẽ cắt lợi nhuận.
Cũng thời gian năm 2018, qua mạng xã hội facebook, Trang liên hệ với một đối tượng (không rõ lai lịch) thuê làm giả 3 đăng ký xe ôtô BKS 30F-313.45 mang tên Nguyễn Thị Thuỳ Trang; 1 “sổ đỏ” căn chung cư tại khu đô thị Vinhomes Times City Park Hill, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, mang tên Nguyễn Thị Thuỳ Trang.
Sau đó, Trang đưa giấy đăng ký xe ôtô và “sổ đỏ” giả mang tên Nguyễn Thị Thùy Trang hoặc làm hợp đồng mua bán xe ôtô mục đích để đảm bảo cho các khoản vay, để mọi người tin tưởng tiếp tục góp vốn hoặc cho vay tiền. Thực tế, xe ôtô và nhà, Trang đã bán cho người khác.
Các cơ quan tố tụng kết luận, từ tháng 3-2015 đến ngày 14-4-2019, Trang dùng thủ đoạn gian dối, lừa đảo chiếm đoạt của 10 người được tổng số tiền 160,9 tỷ đồng. Hiện, Trang mới trả lại cho các bị hại tổng số tiền là hơn 76 tỷ đồng.
Phiên toà sơ thẩm xét xử bị cáo buộc phải tạm hoãn vì vắng người tham gia tố tụng |
Bị hại Nguyễn Thị Thanh T, trình bày, là bạn của Trang. Đầu tháng 6-2018, Trang liên hệ và hỏi vay tiền để đầu tư, kinh doanh gạo tại Tổng Cty Vinafood. Trang hứa trả tiền lãi hậu hĩnh và cắt lại lợi nhuận (tính cụ thể theo số tiền chị T góp, thời gian trả tuỳ theo từng chuyến tàu cụ thể do Trang thông báo).
Từ ngày 5-6-2018 đến ngày 24-9-2018, chị T đã chuyển cho Trang 28,2 tỷ đồng. Sau các lần chị T chuyển tiền cho Trang, tính đến ngày 3-1-2019, Trang chuyển trả lại chị này hơn 21 tỷ đồng. Bị hại đề nghị bị cáo trả lại nốt số tiền đã chiếm đoạt và yêu cầu toà xử lý Trang theo quy định của pháp luật.
Tương tự, bị hại Trương Thị Thu T, cũng bị Trang dùng chiêu tương tự để qua mặt. Người phụ nữ nhẹ dạ này đã chuyển cho bị cáo 36,5 tỷ đồng và Trang mới trả lại hơn 15,6 tỷ đồng.
Không chỉ gây ra các vụ lừa đảo trên, CQCA còn xác định, Nguyễn Thị Thuỳ Trang còn vay tiền của 3 người nhưng không trả với số tiền lên tới gần 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, CQCA kết luận, những vụ việc này là thoả thuận dân sự. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại