Thứ năm 23/01/2025 10:53

Multimedia

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)

Nhà tù Hỏa Lò – Dấu tích của một Hà Nội kiên cường

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Từng được xem là “nhà tù đáng sợ nhất” Đông Nam Á, Nhà tù Hỏa Lò là nơi giam cầm biết bao chiến sĩ cách mạng kiên cường, là chứng tích về một thời kỳ lịch sử gian lao của dân tộc.

Nhà tù Hỏa Lò – Dấu tích của một Hà Nội kiên cường

Nhà tù Hỏa Lò, hay còn gọi ngục Hỏa Lò, được đặt tên tiếng Pháp là Maison Centrale, có nghĩa đề lao trung ương, còn tên tiếng Việt là Ngục thất Hà Nội, là một nhà tù cũ nằm trên phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhà tù được người Pháp xây dựng vào năm 1896 trên đất của làng Phụ Khánh, trước kia thuộc tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương, Hà Nội. Tổng diện tích của cả khu nhà tù trước kia rộng lên đến hơn 12.000m2. Đây là một trong số những nhà tù lớn nhất của người Pháp ở Đông Dương, nhằm đối phó với các phong trào đấu tranh của Nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay chỉ còn 2.434m2 là được giữ lại, bảo tồn để trở thành khu di tích, phục vụ cho mục đích tham quan du lịch. Ảnh: Hải Yến

Nhà tù Hỏa Lò – Dấu tích của một Hà Nội kiên cường
Ngay từ khi được dựng lên giữa trung tâm Hà Nội, nhà tù Hỏa Lò đã được xem là nhà tù kiên cố bậc nhất Đông Dương. Tính chất quan trọng của Nhà tù Hỏa Lò thể hiện ngay ở việc thiết kế kiến trúc, các phòng giam và tường bao đặc biệt kiên cố; vật liệu xây dựng là những loại có chất lượng tốt nhất. Các phòng giam, xà lim tại Nhà tù Hỏa Lò tuy khác nhau về diện tích, chức năng giam giữ nhưng đều có điểm chung: chật hẹp, thiếu ánh sáng, ngột ngạt và mất vệ sinh. Ảnh: Hải Yến
Nhà tù Hỏa Lò – Dấu tích của một Hà Nội kiên cường

Hơn 120 năm lịch sử tồn tại, Nhà tù Hỏa Lò là minh chứng rõ nét nhất của một thời kỳ đấu tranh cách mạng, là biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người Việt Nam yêu nước. Ngay tại chính nhà tù này, thực dân Pháp đã từng giam giữ nhiều chiến sĩ cách mạng kiên trung, trong số đó có 5 đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, sau này trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam; và nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc khác của cách mạng Việt Nam như: Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh…

Nhà tù Hỏa Lò – Dấu tích của một Hà Nội kiên cường

Tuy nhiên, sự khắc nghiệt của Nhà tù Hỏa Lò vẫn không thể khuất phục lòng yêu nước của người dân Thủ đô nói chung và các chiến sĩ cách mạng nói riêng. Thế nên, giữa lòng nhà tù được cho là “địa ngục” này, các chiến sĩ cách mạng vẫn tổ chức nhiều hoạt động như: học tập, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Đặc biệt, họ đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh với kẻ thù để phản đối chế độ giam giữ, đòi quyền lợi của tù chính trị… Lòng yêu nước, không chấp nhận làm nô lệ đã giúp các chiến sĩ cách mạng: “Biến nhà tù thành trường học cách mạng”, thành nơi rèn luyện lý tưởng, bồi dưỡng ý chí đấu tranh của những người cách mạng. Ảnh: Hải Yến

Nhà tù Hỏa Lò – Dấu tích của một Hà Nội kiên cường

Khép lại một thời hào hùng bất khuất của Cách mạng Việt Nam, của một Thủ đô anh hùng, ngày nay, Nhà tù Hỏa Lò là một trong những điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước bởi những giá trị lịch sử hào hùng mà nơi này mang lại. Ảnh: Hải Yến

Nhà tù Hỏa Lò – Dấu tích của một Hà Nội kiên cường

Trên diện tích hơn 2.300m2, di tích Nhà tù Hỏa Lò hiện trưng bày nhiều tư liệu, hiện vật quý, giới thiệu về quá trình hình thành nhà tù, về cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng bị bắt giam tại đây…

Nhà tù Hỏa Lò – Dấu tích của một Hà Nội kiên cường

Với những giá trị lịch sử của mình, năm 1997, Nhà tù Hỏa Lò được công nhận là di tích lịch sử, trở thành “địa chỉ đỏ”, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của Thủ đô; nơi thu hút đông khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và học tập. Ảnh: Trần Long

Nhà tù Hỏa Lò – Dấu tích của một Hà Nội kiên cường

Trong những năm gần đây, Nhà tù Hoả Lò trở thành điểm đến mà du khách không thể bỏ qua mỗi khi đến Thủ đô, đặc biệt là giới trẻ thích tìm hiểu lịch sử. Trung bình mỗi ngày có khoảng trên dưới 2.000 người, tăng cao vào các dịp lễ, Tết. Ban quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò đã xây dựng nhiều chương trình trải nghiệm mới, các tour du lịch, những câu chuyện ý nghĩa tái hiện những khoảnh khắc lịch sử. Ảnh: Hải Yến

Nhà tù Hỏa Lò – Dấu tích của một Hà Nội kiên cường

Các câu chuyện lịch sử khô khan được lồng ghép câu đố, lời bài hát, hình ảnh minh hoạ tạo nên những trải nghiệm mới mẻ giúp du khách dễ dàng hình dung về một quá khứ khắc nghiệt nhưng đầy hào hùng của các tù nhân cách mạng. Ảnh: Trần Long

Nhà tù Hỏa Lò – Dấu tích của một Hà Nội kiên cường

Không chỉ vậy, mỗi góc trưng bày, mỗi gian phòng ở đây sẽ cung cấp thêm thông tin liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của các tù nhân cách mạng như: chế độ ăn của tù nhân ở Nhà tù Hỏa Lò; chế độ giam cầm hà khắc, lao dịch nặng nề; môi trường sống thiếu vệ sinh, chế độ ăn uống kham khổ... Hình ảnh cây bàng trong khuôn viên Nhà tù Hỏa Lò từng được các cựu tù Hỏa Lò gọi là cây bàng "tình nghĩa" khi lá bàng, quả bàng chín trở thành bài thuốc quý cứu sống nhiều chiến sĩ khỏi bị ốm, cành bàng khô rụng xuống cũng được người tù tận dụng làm quản bút, làm đôi đũa ăn cơm… Giờ đây, lá bàng được làm thành bánh lá bàng, món quà ý nghĩa dành tặng du khách khi đến di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò. Ảnh: Trần Long

Nhà tù Hỏa Lò – Dấu tích của một Hà Nội kiên cường

Có thể nói, mỗi tư liệu, hiện vật, hình ảnh được trưng bày trong nhà tù Hỏa Lò giúp khách tham quan hiểu hơn về cái gọi là “địa ngục trần gian”, sự hy sinh lớn lao của những người con yêu nước đã ngã xuống vì một Việt Nam độc lập. Với du khách nước ngoài, họ sẽ hiểu hơn về thực tế chiến tranh ở Việt Nam, về những đau thương mà chế độ thực dân mang lại, cũng như hiểu hơn về tinh thần bất khuất của người Việt, về một dân tộc nhỏ bé nhưng hùng cường. Ảnh: Hải Yến

Nhà tù Hỏa Lò – Dấu tích của một Hà Nội kiên cường

Còn với du khách trong nước, với các thế hệ trẻ, di tích nhà tù Hỏa Lò và những câu chuyện lịch sử chính là “địa chỉ đỏ” giúp chúng ta thêm trân trọng và tự hào về lịch sử dân tộc. Là người con nước Việt, chúng ta luôn hiểu rằng: hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc hôm nay phải đổi bằng tuổi xuân, xương máu của bao lớp cha ông đi trước. Ảnh: Hải Yến

Nhà tù Hỏa Lò – Dấu tích của một Hà Nội kiên cường

Chiến tranh đã lùi xa, Thủ đô Hà Nội chuẩn bị kỉ niệm 70 năm ngày giải phóng (10/10/1954 – 10/10/2024) với nhiều hoạt động chào mừng. Và Nhà tù Hỏa Lò vẫn là một chứng tích lịch sử, vẫn là một nơi lưu giữ trong mình những giá trị lịch sử đầy hào hùng và là “địa chỉ đỏ” cho biết bao thế hệ tìm về. Ảnh: Trần Long

Kỳ 1: Luồng gió mới khác biệt so với tour du lịch truyền thống Kỳ 1: Luồng gió mới khác biệt so với tour du lịch truyền thống
Kỳ 2: Nơi nhộn nhịp, chỗ thưa vắng Kỳ 2: Nơi nhộn nhịp, chỗ thưa vắng
Tái hiện hình ảnh đoàn quân giải phóng tiến về Thủ đô Tái hiện hình ảnh đoàn quân giải phóng tiến về Thủ đô
Phát huy các giá trị di sản của Thủ đô Hà Nội Phát huy các giá trị di sản của Thủ đô Hà Nội
Mộc Miên - Hải Yến
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động