Nhiều hoạt động xúc tiến du lịch tại VITM Hà Nội 2025
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Du khách tiếp cận tour du lịch tại VATM 2024. Ảnh: Hoài Nam |
Theo đó, các tỉnh Hà Giang, Quảng Nam, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Bình Thuận… tổ chức chương trình quảng bá hình ảnh, điểm đến du lịch qua đó phát triển “Hành trình Du lịch Xanh". Cụ thể, du lịch tỉnh Quang Nam tổ chức hội nghị “Xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam”; tỉnh Bắc Giang với hội nghị xúc tiến du lịch mang chủ đề “ Bắc Giang - Điểm đến Xanh của Du lịch Việt Nam…
Hội chợ cũng sẽ diễn ra nhiều hoạt động gặp gỡ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business - B2B); doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business to Consumer - B2C); các cơ quan xúc tiến du lịch Việt Nam và quốc tế tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến du lịch, giới thiệu sản phẩm du lịch, điểm đến, các gói kích cầu du lịch, các công nghệ, xu thế du lịch mới; quảng bá các chương trình, sự kiện du lịch của các địa phương, doanh nghiệp, điểm đến trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, trong thời gian diễn ra hội chợ các địa phương và tổ chức quốc tế sẽ tổ chức nhiều hoạt động trình diễn nghệ thuật, mang đậm yếu tố văn hoá truyền thống. Trong đó, du khách sẽ được trải nghiệm hoạt động trình diễn cá ngừ của Phú Yên; đoàn nghệ thuật văn hóa đến từ Đà Nẵng (Việt Nam), Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc)…
Nhìn nhận lợi ích mà hoạt động xúc tiến du lịch mang lại cho doanh nghiệp, địa phương, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội du lịch Việt Nam Cao Thị Ngọc Lan nêu rõ những địa phương tổ chức hoạt động xúc tiến quảng bá trong thời gian diễn ra VATM 2025 đều có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, tự nhiên đa dạng, phong phú, mang tính đặc thù, độc đáo nhưng chưa được du khách biết đến nhiều.
![]() |
Du khách tiếp cận tour du lịch do Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức tại VATM 2024. Ảnh: Hoài Nam |
Vì vậy, việc các địa phương tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá hình ảnh, điểm đến sẽ có tác dụng kết nối, kích cầu phát triển du lịch tại các địa phương, qua đó tránh sự trùng lặp về sản phẩm, hỗ trợ đầu tư xây dựng sản phẩm mới, khắc phục các điểm yếu về nhân lực, quản lý. “Thời gian tới, các địa phương tiếp tục xây dựng chiến dịch quảng bá điểm đến đậm nét, rộng rãi, cụ thể trên các nền tảng số”- bà Cao Thị Ngọc Lan đề nghị.
Đánh giá những lợi ích mà hoạt động xúc tiến du lịch tổ chức tại VITM Hà Nội 2025 mang lại cho cho doanh nghiệp, địa phương, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy cho biết, năm 2025, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 22 đến 23 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 120-130 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng thu từ du lịch 980-1.050 nghìn tỷ đồng.
Vì vậy, với các hoạt động xúc tiến tại sự kiện đã tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp tìm và gặp gỡ được nhiều đối tác mới, nhiều hợp đồng sẽ được ký kết. Đồng thời trong bối cảnh chính sách miễn thị thực của Việt Nam được triển khai sẽ tạo đà cho sự phát triển của du lịch Việt Nam, trong khu vực và trên toàn thế giới. "Sự kiện không chỉ tạo ra sân chơi chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp du lịch và địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch mà cũng góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển" - Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy nhấn mạnh.
![]() | Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch |
![]() | Lễ hội chùa Thầy 2025: tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống xứ Đoài |
![]() | Sôi động các sản phẩm OCOP tại Lễ hội chùa Thầy năm 2025 |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại