Thứ ba 22/07/2025 22:59

Nhiều người để ý hơn tới việc lập vi bằng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ông Nguyễn Văn Lạng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình (Hà Nội) cho biết, trong những năm vừa qua, nhờ có công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, người dân đã dần hiểu và biết nhiều hơn về hoạt động Thừa phát lại, đặc biệt là việc lập vi bằng. Bằng chứng là hoạt động lập vi bằng trong những năm vừa qua đã có dấu hiệu khởi sắc.
Nhiều người để ý hơn tới việc lập vi bằng

Ông Nguyễn Văn Lang, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình.

Ông Lạng cho biết mọi người hay được nghe về Thừa phát lại lập vi bằng, thế nhưng, phần lớn mọi người chưa hiểu vi bằng là gì, nó có giá trị pháp lý như thế nào và giúp ích gì trong cuộc sống.

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.

Về giá trị pháp lý, vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Cũng theo ông Lang, hoạt động lập vi bằng trong những năm trở lại đây đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, mọi người biết về vi bằng nhiều hơn cũng như nhu cầu lập vi bằng cũng có dấu hiệu tăng.

Kết quả hoạt động lập vi bằng tăng dần đều

Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình được thành lập và hoạt động từ năm 2014. Trong năm đầu tiên hoạt động này, chỉ có 95 vi bằng được lập.

Tuy nhiên, đến năm 2015, số vi bằng được lập là 223. Tiếp đó năm 2016 là 425 vi bằng. Năm 2017 là 613 vi bằng…

Tính trong năm 2021 vừa qua, Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình đã lập 5.300 vi bằng, ghi nhận các hành vi, sự kiện pháp lý làm căn cứ để các tổ chức và cá nhân thực hiện các giao dịch hợp pháp, và làm chứng cứ trước Tòa, thu 3,8 tỷ đồng. 100% vi bằng được đăng ký tại Sở Tư pháp Hà Nội theo đúng quy định.

Vẫn còn một số khó khăn

Có thể thấy hoạt động lập vi bằng tại Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình đã có những bước tiến ổn định và phát triển. Tuy nhiên, theo ông Lạng, càng làm nhiều thì mới càng thấy vẫn còn một số khó khăn bộc lộ ra.

Theo đó, vẫn còn tình trạng một số UBND, Công an cấp xã, phường, cán bộ công chức chưa hiểu biết nhiều về Thừa phát lại, nên thư ký và Thừa phát lại còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phối hợp, đặc biệt trong việc xác minh điều kiện thi hành án, tống đạt văn bản và trực tiếp tổ chức thi hành án.

Có trường hợp Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận cuộc họp gia đình cử người làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (ghi nhận sự kiện, hành vi), nhưng cũng có cơ quan có thẩm quyền không chấp nhận, cho rằng “Thừa phát lại không có thẩm quyền”, gây không ít bức xúc trong Nhân dân và một số cơ quan khác.

Bên cạnh đấy, các văn bản pháp luật về Thừa phát lại chậm được ban hành và có nhiều điểm không phù hợp với tình hình thực tế. Nghị quyết 107/2015/QH13 của Quốc hội có hiệu lực thực hiện từ 01/01/2016, nhưng đến 08/01/2020 mới có Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại là quá chậm trễ. Tuy vậy khi có văn bản pháp luật này lại có quá nhiều quy định chưa phù hợp, như cho phép lập vi bằng trên phạm vi toàn quốc nhưng không quy định rõ ràng cách thức thực hiện trong khi cấm lập các điểm giao dịch ngoài trụ sở.

Quy định về cách sửa lỗi kỹ thuật hoặc Thừa phát lại phải ký từng trang của vi bằng cũng là những quy định thiếu thực tế, gây không ít khó khăn cho Thừa phát lại khi thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt có những vi bằng ghi nhận nội dung trên Website có thể đến 500 trang, lập 04 bản chính thì Thừa phát lại phải ký 2000 trang, trong khi đã quy định việc đóng dấu giáp lai các trang…

Vượt qua các khó khăn, Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình vẫn luôn nỗ lực phục vụ người dân một cách tốt nhất, mong muốn góp sức mình vào sự nghiệp khó khăn nhưng cao cả đó cũng chính là động lực giúp các Thừa phát lại theo đuổi nghề.

Xúc động, sau vi bằng ông nội tặng cho đất cháu đích tôn
Thừa phát lại giúp mọi người sống thân thiện, đoàn kết và có trách nhiệm
Vi bằng ghi nhận lời chứng của những người xung quanh
Vi bằng là chứng cứ hay nguồn chứng cứ?
Trung Kiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hành vi đáng lên án của nam thanh niên trong ngày mưa bão

Hành vi đáng lên án của nam thanh niên trong ngày mưa bão

Ngày 22/7, Công an phường Nam Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình cho biết đã điều tra, truy xét, bắt giữ đối tượng lợi dụng thời điểm mưa bão để trộm cắp tài sản trên địa bàn.
Đã bắt được kẻ cướp giật hơn 100 tờ vé số của người khuyết tật

Đã bắt được kẻ cướp giật hơn 100 tờ vé số của người khuyết tật

Một nam thanh niên mặc đồng phục xe ôm công nghệ đã bị Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ để điều tra về hành vi cướp giật gần 100 tờ vé số của người đàn ông tàn tật đang mưu sinh trên đường phố.
Giải cứu nữ sinh viên đại học thoát khỏi bẫy lừa đảo “bắt cóc online”

Giải cứu nữ sinh viên đại học thoát khỏi bẫy lừa đảo “bắt cóc online”

Mới đây, Công an phường Ô Chợ Dừa, TP Hà Nội kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo, giả danh Công an đe dọa một nữ sinh nhằm thực hiện việc “bắt cóc online”.
Cựu cán bộ đội quản lý trật tự xây dựng đô thị lừa “chạy” sổ đỏ

Cựu cán bộ đội quản lý trật tự xây dựng đô thị lừa “chạy” sổ đỏ

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Vương Mạnh Hưng, SN 1987, cựu cán bộ Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hà Đông (cũ), Hà Nội về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Mua đất và sử dụng 20 năm nhưng… mất trắng?

Mua đất và sử dụng 20 năm nhưng… mất trắng?

Cụ Huỳnh Văn Khuyên, SN 1943, trú tại TP Hồ Chí Minh, nhận chuyển nhượng đất từ chủ đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và canh tác sử dụng ổn định suốt 20 năm nhưng Tòa tuyên trả cho người khác.
Giám đốc Công ty TNHH May xuất khẩu Hòa Bình lừa đối tác

Giám đốc Công ty TNHH May xuất khẩu Hòa Bình lừa đối tác

Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) TP Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Thị Hòa, SN 1985, trú tại huyện Ba Vì (cũ), Hà Nội về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Lực lượng 141 hoạt động hiệu quả trong tình hình mới

Lực lượng 141 hoạt động hiệu quả trong tình hình mới

Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội, ngày 5/5/2025, Công an TP đã ban hành Kế hoạch số 109 về điều chỉnh, tăng cường hiệu quả hoạt động của lực lượng 141 trong tình hình mới.
Nam thanh niên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, chống đối 141 khiến một Cảnh sát bị thương

Nam thanh niên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, chống đối 141 khiến một Cảnh sát bị thương

Sáng 9/7/2025, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đại tá Lê Văn Tuân cùng chỉ huy một số phòng chức năng Công an TP đã đến Bệnh viện Đông Anh thăm hỏi, động viên thượng úy Võ Tuấn Sơn bị thương khi làm nhiệm vụ...
Làm rõ vụ việc hàng chục thanh niên gây rối trong đêm và cướp tài sản ở Thanh Xuân

Làm rõ vụ việc hàng chục thanh niên gây rối trong đêm và cướp tài sản ở Thanh Xuân

Phát hiện nhóm thanh niên mang hung khí gây rối trật tự công cộng, lực lượng 141 Công an TP Hà Nội đã bắt giữ và bàn giao cho công an sở tại. Cơ quan Công an làm rõ 2 vụ cướp tài sản liên quan, tạm giữ hàng chục đối tượng…

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động