Chủ nhật 27/04/2025 16:59
Dự thảo quy định về diện tích nhà ở để đăng ký thường trú ở Hà Nội:

Nhiều ý kiến thiết thực giúp người dân ổn định cư trú

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
TP Hà Nội dự kiến quy định công dân khi làm thủ tục đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp đối với khu vực nội thành là 15m2; đối với khu vực ngoại thành là 8m2.
Nhiều ý kiến thiết thực giúp người dân ổn định cư trú, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội
Nhiều ý kiến thiết thực giúp người dân ổn định cư trú, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội.

Vì sao phải “soi” diện tích nhà ở để được thường trú?

Hiện nay, ở một số tỉnh hoặc huyện thuộc TP trực thuộc Trung ương đang có áp lực gia tăng dân số cơ học rất lớn. Số người đăng ký cư trú ở những khu vực này tăng nhanh và biến động nhiều ở nhóm đối tượng có chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ. Việc đưa ra quy định về diện tích tối thiểu để đăng ký thường trú khu vực nội ngoại đô được cho là nhằm hạn chế lượng dân cư đổ vào vùng lõi Hà Nội. Tuy nhiên, đây là vấn đề nan giải.

Dự thảo Luật này, UBND TP Hà Nội nhằm cụ thể hóa quy định của luật Cư trú 2020, tạo cơ sở pháp lý để TP chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, trong đó có nội dung quản lý cư trú phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. TP kỳ vọng thông qua quy định này sẽ góp phần ổn định an ninh trật tự, đảm bảo đời sống an sinh xã hội của người dân.

Nội dung đáng chú ý là dự thảo quy định dự kiến diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp đối với khu vực nội thành là 15m2 (gồm 12 quận); đối với khu vực ngoại thành là 8m2 (gồm 18 huyện, thị xã).

Có thể hiểu, với một gia đình 4 người, muốn đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội thì ngoài các quy định trong Luật Cư trú, diện tích thuê tối thiểu có xác nhận phải là 80m2. Điều này gần như bất khả thi với người lao động có thu nhập thấp.

Lần này, dự thảo của UBND TP Hà Nội đã “quay trở lại” mốc 15m2 (thay vì 20m2 như dự thảo trước). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, quy định này vẫn còn quá cao so với Luật Cư trú hiện hành.

Theo Khoản 3, Điều 20 Luật Cư trú 2020, một trong những điều kiện đăng ký thường trú là: “Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người”. Đây là quy định chung áp dụng cho tất cả tỉnh, thành.

Nhìn vào dự thảo đưa ra trong Luật Cư trú thì chênh lệch giữa mức tối thiểu (8m2/người) và 15m2/người là quá cao, không sát với thực tế điều kiện và giá thuê nhà hiện nay tại Hà Nội. Với giá nhà, đất hiện nay, người dân, đặc biệt là người lao động, rất khó sở hữu nhà nên rất nhiều người đã và đang phải thuê nhà ở. Do đó, chính sách này sẽ gây khó khăn cho nhiều người dân trong việc tạo lập chỗ ở ổn định khi sinh sống và làm việc dài hạn ở Hà Nội.

Từ những vụ cháy nổ vừa qua cho thấy những ngôi nhà nhỏ, lụp xụp, không đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy rất nguy hiểm. Do vậy, Hà Nội cần phải có quy định diện tích tối thiểu mới được đăng ký thường trú. Theo Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, TP Hà Nội, Phạm Văn Hoà cho ý kiến: Hiện nay có hơn 9 triệu dân, mật độ dân số trong nội thành cao, khiến hạ tầng đô thị bị quá tải. Điều đó dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến phố, trường học và cơ sở y tế chưa đáp ứng được yêu cầu.

Do vậy, ủng hộ TP Hà Nội đưa ra quy định diện tích tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn TP cao hơn quy định trong Luật Cư trú. Chính sách này tác động đến rất nhiều người dân, do vậy, Hà Nội cũng cần phải đánh giá kỹ tác động của quy định là như thế nào.

Đặc biệt cần làm rõ căn cứ, cơ sở nào để TP đưa ra điều kiện đăng ký thường trú đối với người ở nhà thuê, mượn, ở nhờ Luật cũng phải tính đến việc không làm khó người dân khi muốn đầu tư xây nhà ở cho người dân, người lao động thuê. Đồng thời, ảnh hưởng tiêu cực đến việc kinh doanh, thu nhập của người dân có nhà cho thuê hiện nay.

Như: Thông tư 21/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư, trong đó quy định rõ diện tích sử dụng tối thiểu của căn hộ chung cư không được nhỏ hơn 25m2, trong khi với dân cư sinh sống trong căn hộ chung cư, cho đến nay chưa có văn bản nào giới hạn số người sinh sống trong đó. Giải pháp cuối cùng là các quy định của luật, dưới luật, quy định hành chính mang tính cưỡng bức. Ví dụ, quy định thường trú nhân phải có công việc ổn định, tay nghề, bằng cấp, thu nhập, diện tích nhà ở (mua hay thuê)…

Quản lý thu nhập làm căn cứ cư trú

Dự thảo này cho thấy Hà Nội đang cố gắng hạn chế dân số ở khu vực các quận trung tâm, bởi lượng người nhập cư mỗi năm gần 200.000 đã tạo sức ép lớn lên cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Không riêng Hà Nội, các TP lớn ở các nước cũng tìm giải pháp hạn chế dân cư đổ dồn vào TP. Chẳng hạn giải pháp mang tính chiến lược là phát triển nông thôn, giảm khoảng cách giữa nông thôn với đô thị để giữ lực lượng lao động lại nông thôn, nhiều nước đã thành công trong chiến lược “ly nông bất ly hương”.

Một trong những giải phát hữu hiệu, giải pháp quy hoạch được coi là trọng tâm, đó là phát triển vùng đô thị, tạo dựng các đô thị vệ tinh, mở ra các khu dân cư mới có chất lượng cao để kéo dãn dân trong khu vực nội thành ra, và hút người nhập cư dừng lại ở các vành đai bên ngoài, không vào sâu bên trong. Chẳng hạn, tập trung phát triển vành đai ngoài và các đô thị vệ tinh như Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn, nhằm giãn dân và đón dân nhập cư, không nên nén dầy đặc các chung cư cao tầng vào khu vực các quận trung tâm, tự tạo ra sức hút từ bên ngoài vào khiến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ quá tải.

Giải pháp phân bổ lại dân cư, chủ yếu chuyển cư, là chuyển các cơ sở sản xuất, công sở, nhà máy, trường đại học có số lượng nhân công đông ra các vành đai bên ngoài. Giải pháp nữa thường áp dụng thành công là giải pháp kinh tế. Các quận trung tâm luôn có giá cả dịch vụ đắt đỏ, như giá thuê nhà, gửi trẻ, học phí, giá lương thực, thực phẩm, vui chơi giải trí và các loại phí (gửi xe, quản lý, thu gom rác, vệ sinh…). Các loại thuế, phí và chi phí cao buộc người có thu nhập trung bình hay thấp không chịu đựng nổi phải dạt ra bên ngoài, thay vào đó là người trung lưu, khá giả.

Thực tế cho thấy, hầu hết quốc gia không lấy tiêu chí nhà ở làm điều kiện bắt buộc để được cư trú lâu dài, mà lấy mức thu nhập hàng tháng của người đó. Chẳng hạn, người công nhân kỹ thuật, chuyên gia muốn được định cư và sống lâu dài ở Singapore phải nhận được EP (thị thực làm việc tại quốc đảo này), mà muốn vậy họ phải nhận mức lương tối thiểu 3.500USD/tháng.

Những người di cư kiếm được hơn 4.000USD/tháng có thể đưa vợ/chồng và con cái đến Singapore, và nếu kiếm được hơn 8.000USD/tháng có thể đưa cha mẹ đến. Nhiều nước khác cũng lấy mức lương làm điều kiện bắt buộc để được cư trú lâu dài, bởi với mức lương đó người cư trú đủ cho chi phí thuê nhà, sinh sống, các chi phí khác như học phí cho con và đóng các loại bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

Thực tế, kiểm soát qua thu nhập dễ hơn qua việc quy định diện tích nhà ở. Các nước không lấy tiêu chí diện tích nhà ở làm điều kiện tiên quyết được định cư, hay cư trú lâu dài, bởi 2 lý do: Thứ nhất, mẫu hình 1 căn phòng nhỏ được gọi là studio room với diện tích dao động từ 10, 12, 15, 17 m2 rất phổ biến ở Singapore, Hồng Kông, Tokyo, Seoul…

Thứ hai, các căn hộ mini này chỉ là nơi để ngủ, tái tạo sức khỏe và tâm lý sau 1 ngày làm việc. Còn các nhu cầu như ăn uống, vệ sinh, tiếp khách họ sẽ sử dụng dịch vụ ở bên ngoài căn hộ mini, nên diện tích căn hộ không cần lớn...

Nhiều góp ý thiết thực cho Luật Đất đai sửa đổi
Quy định cụ thể tiêu chí "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ" để đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi
Nguyễn Vũ - Hải Anh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng ngày 30/4

Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng ngày 30/4

Hoạt động đồng diễn dân vũ do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội tổ chức đồng loạt tại 526 xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội thu hút hơn 50.000 cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô tham gia.
Lật xe khách trên đèo Tam Đảo khiến 13 người thương vong

Lật xe khách trên đèo Tam Đảo khiến 13 người thương vong

Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đang điều tra vụ lật xe khách trên đèo Tam Đảo khiến 13 người thương vong.
Công an xã hỗ trợ người dân tìm lại chiếc điện thoại iPhone 15 bị đánh rơi trong đêm

Công an xã hỗ trợ người dân tìm lại chiếc điện thoại iPhone 15 bị đánh rơi trong đêm

Ngày 26/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ vừa hỗ trợ người dân tìm lại tài sản bị thất lạc.
Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

Công an TP Hà Nội vừa có thông báo phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Bổ sung trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phục vụ dịp lễ 30/4 và 1/5

Bổ sung trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phục vụ dịp lễ 30/4 và 1/5

Hàng loạt trạm dừng nghỉ chính thức và tạm thời đã được bố trí dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông để phục vụ nhu cầu di chuyển tăng cao trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Đảm bảo môi trường bình đẳng, minh bạch để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Đảm bảo môi trường bình đẳng, minh bạch để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

TS Phạm Thị Như Quỳnh, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, thu hút, trọng dụng người có tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị nói chung và của Thủ đô nói riêng đó là việc thiết kế, xây dựng chính sách và thực hiện các hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 27/4 đến ngày 7/5 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 27/4 đến ngày 7/5 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 27/4 đến ngày 7/5.
Dự báo thời tiết 27/4: Đông Bắc Bộ chiều tối có mưa, Nam Bộ duy trì nắng nóng

Dự báo thời tiết 27/4: Đông Bắc Bộ chiều tối có mưa, Nam Bộ duy trì nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 27/4.
Dự báo thời tiết 26/4: Bắc Bộ trưa chiều có nắng; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa về chiều tối

Dự báo thời tiết 26/4: Bắc Bộ trưa chiều có nắng; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa về chiều tối

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 26/4.
Đoàn học sinh Việt Nam lập thành tích xuất sắc tại Olympic Toán quốc tế Turkmenistan

Đoàn học sinh Việt Nam lập thành tích xuất sắc tại Olympic Toán quốc tế Turkmenistan

Sáng 26/4, theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 21 đến ngày 26/4, tại Turkmenistan, đoàn học sinh Việt Nam gồm 6 học sinh tham dự Kỳ thi Olympic giao lưu toán học Turkmenistan lần thứ 2. Kết quả, 6/6 học sinh đều đoạt Huy chương Vàng.
Công bố danh sách các cơ sở đào tạo được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh VSTEP

Công bố danh sách các cơ sở đào tạo được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh VSTEP

Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố danh sách 38 cơ sở đào tạo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (VSTEP).
Quận Hoàn Kiếm nâng cao chất lượng bậc giáo dục mầm non

Quận Hoàn Kiếm nâng cao chất lượng bậc giáo dục mầm non

Liên hoan “Bé khỏe - Bé ngoan” quận Hoàn Kiếm năm học 2024 - 2025 là hoạt động ý nghĩa, được tổ chức nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để các bé 5 tuổi được giao lưu, học hỏi, thể hiện sự hiểu biết, trí thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên và tự tin.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động