Thứ năm 23/01/2025 20:20
Để hoạt động từ thiện trọn vẹn ý nghĩa:

Phải có trách nhiệm với đồng tiền ủy thác

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời gian vừa qua, chuyện sao làm từ thiện đã gây nhiều tranh cãi. PV PL&XH đã có trao đổi với luật sư để có cái nhìn về câu chuyện làm từ thiện dưới góc nhìn pháp lý.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

rõ trắng đen từ thiện

Câu chuyện nghệ sĩ nộp đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng, TGĐ Cty Đại Nam vu khống, xúc phạm danh dự, đang rất được dư luận quan tâm và bàn tán với nhiều ý kiến khác nhau. Đáng chú ý, những nghệ sĩ tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng đều từng bị đặt nghi vấn ăn chặn tiền từ thiện dù đến nay đúng sai còn chưa ngã ngũ khi chưa có một cơ quan chức năng có thẩm quyền nào kết luận.

Trước yêu cầu, mong mỏi của cộng đồng xã hội về sự minh bạch thông tin, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, việc các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc tiến hành điều tra, xác minh thông tin là cần thiết và kịp thời để giải tỏa những nghi ngờ, bức xúc của dư luận.

Phân tích thêm về góc độ pháp lý, luật sư Thái cho biết, nếu các nghệ sĩ kêu gọi cộng đồng làm từ thiện để nhận được tiền và chiếm đoạt hoàn toàn, hoặc một phần số tiền đó thì hành vi có dấu hiệu của tội phạm lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Ngược lại, nếu kết quả điều tra xác minh của CQĐT cho thấy hoạt động từ thiện của các nghệ sĩ hoàn toàn trong sạch, minh bạch, không có dấu hiệu thất thoát. Đồng thời nếu có chứng cứ cho thấy nữ doanh nhân này đã đưa thông tin sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm, CQĐT cũng có thể khởi tố vụ án hình sự về tội “Vu khống” và tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” hoặc tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo quy định của BLHS năm 2015.

“Việc xác minh làm rõ trắng đen, thực hư xung quanh các cáo buộc, giúp giải tỏa nghi vấn, giải oan cho người vô tội, hoặc trừng trị thích đáng người có tội”, luật sư Thái nói và cho rằng nhiều những người có tấm lòng nhân ái, muốn giúp đỡ người khác trong hoạn nạn, nhưng lại e ngại số tiền phát tâm thiện nguyện của mình không đến được đúng địa chỉ, nên không tham gia vào các hoạt động từ thiện, nhân đạo.

Thiếu khung pháp lý rõ ràng, là kẽ hở để trục lợi

Theo luật sư Đinh Thị Nguyên, Đoàn luật sư TP Hà Nội, các vụ việc từ thiện gần đây liên quan vấn đề sao kê, minh bạch... là do chưa có khung pháp lý trong khi đó không ít cá nhân, hội nhóm nổi tiếng kêu gọi từ thiện còn hạn chế về chuyên môn, kiến thức, kỹ năng xã hội và nhiệt huyết… nên dễ dẫn đến sai sót gây hệ lụy, tổn thương các bên liên quan.

“Từ thiện sẽ trọn vẹn ý nghĩa nếu người cho - tặng cùng giám sát mức độ hiệu quả của việc ủng hộ đó. Tôi quan sát thấy nhiều nhà tài trợ chỉ dừng lại ở bước ủng hộ thôi, còn lại phó thác hết cho cá nhân, tổ chức họ ủng hộ, không quan tâm kết quả của việc ủng hộ đó đã được vận hành như thế nào và nó được trao tặng hay thay đổi cuộc sống của đối tượng thụ hưởng thế nào. Đây cũng là kẽ hở để nhiều cá nhân làm từ thiện trục lợi vì đã thiếu đi sự giám sát theo dõi”, luật sư Nguyên phân tích.

Theo luật sư Nguyên, sau một vài vụ việc lùm xùm liên quan nghệ sĩ kêu gọi từ thiện thời gian qua, thì có nghệ sĩ tiếp nhận tiền từ thiện thông qua tài khoản của mình, nhưng cũng có nghệ sĩ lập tài khoản riêng, chỉ dành cho đợt kêu gọi. “Việc kêu gọi từ thiện rất ý nghĩa, nhưng cách làm từ thiện tự phát của người nổi tiếng, từ việc chậm chuyển đến người cần, đến không quan tâm tiền từ thiện còn hay không, tiền đến đúng người cần chưa, cho thấy nghệ sĩ có tâm nhưng chưa nghiêm túc trong hoạt động từ thiện. Vì vậy, cần có hành lang pháp lý để điều chỉnh”, luật sư Nguyên nhấn mạnh.

Luật sư Nguyên cũng cho rằng, vấn đề minh bạch luôn luôn là yếu tố hàng đầu của người làm công tác xã hội, từ thiện. Mặc dù có nhiều nhà tài trợ vì niềm tin mà ủng hộ, không cần sao kê, minh bạch nhưng người làm từ thiện phải có trách nhiệm giải trình các khoản thu - chi. Trước là họ có thể bảo vệ được chính bản thân mình không bị vướng vào thị phi hay cám dỗ, sau là đảm bảo được nguồn tiền, hiện vật dùng đúng mục đích như lời kêu gọi ban đầu. Đặc biệt, nếu minh bạch rõ ràng thì uy tín của người kêu gọi cũng được tăng lên, công tác từ thiện sẽ mang tính lâu dài bền vững hơn.

Luật sư Nguyên lấy dẫn chứng: Tại các nước Anh, Mỹ hay Úc… việc từ thiện phải tuân thủ nhiều chuẩn mực. Đồng tiền đưa cho cá nhân kêu gọi từ thiện là đồng tiền tín thác và người kêu gọi là nhận tín thác, đồng thời khi sử dụng tiền, người nhận tín thác phải sử dụng đúng mục đích của thỏa thuận ban đầu. Tức khi kêu gọi, người nhận tín thác phải đưa ra mục đích và cách thức sử dụng (trực tiếp đi làm từ thiện, hoặc thông qua một cá nhân, hoặc tổ chức, quỹ từ thiện của chính phủ…). Còn người góp tiền khi đã chuyển tiền, đương nhiên đồng ý với thỏa thuận đó. Hơn nữa pháp luật Anh, Mỹ còn cho phép người tín thác sử dụng nhiều công cụ để truy đòi đến cùng tài sản đó.

Liên quan đến câu chuyện từ thiện, ngày 3-10, Văn phòng CQ CSĐT CATP HCM cho biết, đơn vị này đã ký công văn gửi Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Phòng CSHS; Phòng Cảnh sát Kinh tế; CATP Thủ Đức và CA 21 quận, huyện kiểm tra, rà soát, báo cáo kết quả giải quyết tin báo, tố giác tội phạm liên quan với việc kêu gọi, ăn chặn tiền từ thiện mà bà Nguyễn Phương Hằng “phát biểu” trong các buổi phát trực tiếp trên facebook, youtube.
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động