Thứ ba 06/05/2025 06:22

Phấn đấu đến năm 2025 đào tạo 1.000 chuyên gia chuyển đổi số

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đây là đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Dự thảo xác định ba trụ cột chính của Chuyển đổi số Quốc gia là: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, để từ đó xây dựng chiến lược nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực Chuyển đổi số Quốc gia, phù hợp với từng mục tiêu, từng lĩnh vực, từng đối tượng, đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Xác định các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số trước như: Y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… từ đó xây dựng chiến lược nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực Chuyển đổi số Quốc gia phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên này.

Phấn đấu đến năm 2025 đào tạo 1.000 chuyên gia chuyển đổi số
Ảnh minh họa

Theo dự thảo mục tiêu đến 2025 phấn đấu100% cán bộ lãnh đạo, 60% cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan Nhà nước hằng năm được tham gia tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số; 100% cán bộ chuyên trách chuyển đổi số, công nghệ thông tin được đào tạo về công nghệ số và được đánh giá trực tuyến kết quả đào tạo qua hệ thống đánh giá, sát hạch chuẩn kỹ năng số Quốc gia.

Phấn đấu đào tạo 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn để làm lực lượng nòng cốt chuyển đổi số trên toàn quốc. 100% các trường “đại học số” hoàn thiện được mô hình tổ chức số, quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở và được đầu tư trang bị đồng bộ hạ tầng số, nền tảng công nghệ số, trang thiết bị học và thực hành sẵn sàng tuyển sinh và đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số.

Dự thảo nêu rõ, tổ chức lựa chọn 1.000 chuyên gia từ các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức làm công nghệ thông tin, kỹ thuật, nhân sự chuyên trách làm công tác chuyển đổi số quản lý, vận hành các hệ thống thông tin của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp theo các ngành nghề.

Triển khai các khóa đào tạo cơ bản, nâng cao, cập nhật mới về chuyển đổi số, công nghệ số và các nội dung đào tạo cần thiết khác cho đội ngũ chuyên gia chuyển đổi số phù hợp theo chuyên môn, ngành nghề, lĩnh vực, trình độ.

Ưu tiên chỉ tiêu trong các chương trình, kế hoạch đào tạo cán bộ ở nước ngoài của các bộ, ngành, địa phương bằng ngân sách Nhà nước để cử các cán bộ trong diện này đi đào tạo ngắn hạn về công nghệ số ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên về các chuyên ngành công nghệ số, kinh tế số và xã hội số như công nghệ trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, tài chính số, kinh doanh số, truyền thông số... Tổ chức đào tạo bổ sung, cập nhật các kiến thức, kỹ năng số cho giảng viên đại học, nhất là giảng viên các chuyên ngành kỹ thuật, kinh tế và xã hội.

Theo dự thảo, ưu tiên bố trí kinh phí để triển khai các chương trình, dự án đào tạo ngắn hạn về chuyển đổi số, công nghệ số, kỹ năng số trong và ngoài nước; xây dựng kế hoạch đào tạo lại, đào tạo thực hành trong nước và nước ngoài cho cán bộ chuyên trách tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước để triển khai Đề án, huy động các nguồn lực tài chính từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn lực xã hội và các nguồn kinh phí khác phục vụ công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số.

Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc phạm vi Đề án được giao cho các bộ, các cơ quan Trung ương chủ trì và các hoạt động chỉ đạo, điều hành triển khai Đề án.

Địa phương có trách nhiệm bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc phạm vi Đề án được giao cho các địa phương chủ trì.

TQ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia.
Hôm nay (5/5), khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Hôm nay (5/5), khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Ngày mai (5/5), kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV sẽ chính thức khai mạc tại Nhà Quốc hội ở Thủ đô Hà Nội. Đây là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử với nhiều quyết sách quan trọng.
Lãnh đạo chính đảng, các nước gửi thư, điện chúc mừng Việt Nam

Lãnh đạo chính đảng, các nước gửi thư, điện chúc mừng Việt Nam

Nhân dịp Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), cùng với các đoàn đại biểu các đảng, các nước sang dự Lễ Kỷ niệm, nhiều lãnh đạo các chính đảng/các nước đã gửi thư, điện chúc mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cùng các cấp lãnh đạo của Việt Nam.
Bảo tồn các di sản có giá trị

Bảo tồn các di sản có giá trị

Hà Nội ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa... là một trong các biện pháp bảo tồn các di sản có giá trị của TP.
Quốc hội thông qua việc sửa Hiến pháp, tập trung phân định đơn vị hành chính

Quốc hội thông qua việc sửa Hiến pháp, tập trung phân định đơn vị hành chính

Chiều 5/5, tai Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Thể chế hóa quy định về quyền bảo vệ bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Thể chế hóa quy định về quyền bảo vệ bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, chiều 5/5, Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trình bày Tờ trình Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, việc mở Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh xuất phát từ tầm nhìn và ý chí, quyết tâm thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.
Cùng chung niềm tự hào, xúc động trong ngày kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Cùng chung niềm tự hào, xúc động trong ngày kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Xúc động, biết ơn, thiêng liêng và tự hào là cảm xúc của những người dân Hà Nội trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đặc biệt khi được xem truyền hình trực tiếp buổi lễ diễu binh, diễu hành sáng 30/4, để từ đó, càng cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị của độc lập, tự do.
Lễ Kỷ niệm 30/4 để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người dân trong nước và bạn bè quốc tế

Lễ Kỷ niệm 30/4 để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người dân trong nước và bạn bè quốc tế

Sáng 30/4, trong không khí tưng bừng, phấn khởi, rực rỡ cờ hoa của Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tại tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1) và một số tuyến đường trung tâm ở TP Hồ Chí Minh, đông đảo cán bộ, chiến sỹ, đồng bào cùng các tầng lớp Nhân dân đã tề tựu chào mừng Lễ Kỷ niệm. Sự kiện cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động