Thứ năm 23/01/2025 11:07

Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang: Không có quy định phí “đặt cọc”, phí “ghi danh”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 11-7, Sở GD-ĐT Hà Nội đã họp báo thông tin về những vấn đề trong mùa tuyển sinh này…

Tại kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, hầu hết các trường ngoài công lập đã có yêu cầu phụ huynh học sinh đóng khoản phí gọi là phí giữ chỗ. Sau khi Sở vào cuộc, một số trường đã đồng ý trả lại khoản tiền trên cho phụ huynh.

Về việc này, ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, không có quy định phí “đặt cọc”, phí “ghi danh” nên các trường ngoài công lập không thể đặt ra việc này.

Ông Quang nói, theo Nghị định số 69 của Chính phủ ngày 30-5-2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, quy định có 5 khoản thu… “Trong 5 khoản thu đó, thì phí và lệ phí gần chuyện chúng ta đang bàn. Chúng tôi có tra các quy định nhưng không có khoản nào là phí tại chỗ, phí ghi danh cả” – lời ông Quang.

Có thể tìm hiểu thêm Luật Giáo dục, các trường tư thục chỉ được quyết định học phí và phí tuyển sinh. Do đó, Sở yêu cầu các trường dừng các khoản thu đó và trả lại là đúng quy định.

Như lời ông Quang, có nhiều ý kiến về vấn đề này, trong đó có ý kiến nói là phản giáo dục. Phó Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, học sinh đi học trường khác nhưng cha mẹ phải mất khoản tiền này. Số tiền phải lao động vất vả mới có được.

pho gd so gddt ha noi le ngoc quang khong co quy dinh phi dat coc phi ghi danh
Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội (ngồi giữa), trả lời các câu hỏi của PV, ảnh: Hoa Đỗ

“Phải đạt tới mục tiêu của giáo dục là tri thức và nhân cách. Chúng ta nghĩ gì khi phải nhắc các em về lòng bao dung, nhân ái. Nếu áp dụng kinh tế thị trường vào nhà trường, khó khơi dậy nhân cách giáo dục tốt đẹp cho học sinh” – ông Quang chia sẻ và khẳng định, không đồng tình với việc thương mại hóa trong giáo dục ở một số trường ngoài công lập.

Ông Quang cũng thông tin, cho đến nay, một số trường đã trả lại toàn bộ tiền cho phụ huynh. Hầu hết các trường đã thuận theo cái chung, đã trả hoặc hứa trả lại.

Trả lời câu hỏi của PV về việc, đặt tiền giữ chỗ diễn ra từ nhiều năm trước, vậy có phương án nào đảm bảo để không xảy ra tình trạng tương tự?

Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội phát biểu, đúng là việc này không phải bây giờ mới có, đã xảy ra trước đây nhưng số tiền thu không nhiều, ít đơn vị và phụ huynh không có kiến nghị, thắc mắc. Nhưng năm nay, số lượng nhiều hơn.

Ông Quang cho biết, sau đợt này, Sở sẽ phải họp các đơn vị và thống nhất về quy định chung của ngành. Đây không phải tự ngành quy định ra mà có chỉ đạo của cơ quan cấp trên. Nhắc đến đạo lý, về tình, các thầy cô giáo sẽ hiểu và chắc chắn phương án sẽ có hiệu quả trong những năm tới.

Ngoài vấn đề trên, mùa tuyển sinh bao giờ cũng có bức xúc. Số phòng học chung của Hà Nội nhìn chung là đủ nhưng không đều. Ở khu đô thị tập trung đông khu dân cư, nhiều nhà cao tầng, nhu cầu tăng nên có bức xúc.

Về trách nhiệm tuyển sinh, cấp học mầm non, Sở có giao trách nhiệm cho UBND các quận, huyện, phân tuyến tuyển sinh, khảo sát điều tra các trẻ trong khu vực. “Ai cũng muốn vào trường công, trường tốt – đó là bức xúc. Chúng tôi rất cần địa chỉ cụ thể, nơi nào bức xúc, các cơ quan báo chí cung cấp để chúng tôi kiểm tra, điều chỉnh kịp thời” – ông Quang đề nghị.

Liên quan đến tình trạng lọt đề thi, đại diện Sở cho hay, đã đình chỉ công tác của thầy giáo vi phạm để phục vụ công tác điều tra. Sau 30 ngày, khi có kết luận của CQĐT, Sở sẽ có quyết định xử lý. Kể cả giám thị cùng phòng cũng sẽ xử lý và thông tin đến các cơ quan báo chí.

Trả lời câu hỏi của PV báo PL&XH liên quan đến Chương trình tuyển sinh đào tạo song bằng tú tài cấp THPT tại hai trường là THPT Chu Văn An và THPT Hà Nội Amsterdam, Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang đáp, tuyển sinh song bằng là việc cung cấp tri thức cho các em mà các em không phải đi học ở nước ngoài. Đây là chủ trương mới, đúng đắn của Hà Nội. Tuyển sinh song bằng năm nay, gồm 2 trường THPT và 7 trường THCS. Cách tuyển sinh THPT năm nay cũng như năm trước. Từ khâu ra đề, coi, phỏng vấn, sử dụng đối tác (người nước ngoài) một cách triệt để, minh bạch công khai.

“Thời gian ngắn nên chúng tôi đã thông tin đến nơi các em tuyển sinh và được thông báo trong kế hoạch tuyển sinh. Đây là mộ hình thức mới nên nhiều người còn chưa hiểu” – lời ông Quang. Về kỳ thi này, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết thêm, năm nay vẫn giữ nguyên phương thức và mở rộng thêm ở trường Hà Nội Amsterdam.

Kết quả của vòng 1 (kỳ thi tuyển gồm 3 vòng: vòng 1 - thi Ngữ văn và Toán theo cùng với kỳ thi vào lớp 10 THPT không chuyên; Vòng 2 - thi tuyển 4 môn: Toán, Vật lý, Hóa học - đều bằng tiếng Anh và tiếng Anh; Vòng 3 - phỏng vấn - PV) là điều kiện cần, để tiếp tục tuyển học sinh vào hệ song bằng, mục đích để đào tạo học sinh lấy bằng quốc gia Việt Nam.

Điều kiện dự thi vòng 2, vòng 3 khắt khe. Đặc biệt trong vòng 2 có thi các bộ môn: Toán, Vật lý, Hóa học đều bằng tiếng Anh. Về nguyên nhân hạ điểm chuẩn từ 22,25 xuống còn từ 20 điểm trở lên, là vì các em đủ điểm vào hệ chuyên của trường nên chuyển sang. Việc hạ điểm chuẩn với 2 điểm thì không ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào.

Hoa Đỗ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động