Quận Đống Đa, Hà Nội: thực hiện chuyển đổi số trong công tác tư pháp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgười dân thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa quận Đống Đa. Ảnh: Linh Nguyễn |
Lãnh đạo UBND quận Đống Đa cho biết, năm 2024, quận tập trung thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả nhiệm vụ công tác tư pháp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật;
Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác tư pháp từ TP đến cơ sở; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp; góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, đảm bảo trật tự an toàn, an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.
Việc quận xây dựng và triển khai kế hoạch công tác tư pháp căn cứ các quy định của pháp luật, bám sát mục tiêu và phương châm chỉ đạo điều hành năm 2024 của Chính phủ, chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2024 của Bộ Tư pháp, UBND TP, Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ quận Đống Đa lần thứ XXVIII nhiệm kỳ 2020-2025 và các văn bản của Quận ủy, HĐND, UBND quận triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của TP và quận năm 2024 để triển khai công tác tư pháp quận với chất lượng, hiệu quả cao.
Trong đó, công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tư pháp, quận triển khai có hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước năm 2024 của TP; kịp thời triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được Sở Tư pháp TP giao; tập trung nhiệm vụ về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, chế độ công chức, công vụ, chuyển đổi số.
Quận tiếp tục phối hợp triển khai việc rà soát, hoàn chỉnh các dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo 100% các TTHC lĩnh vực tư pháp đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực truyến trên Cổng dịch vụ công; thực hiện hiện đại hóa các khâu tiếp nhận, xử lý, giải quyết, trao đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước trong việc xử lý công việc, giải quyết TTHC.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ tư pháp nhằm đáp ứng kịp thời về chuyên môn, nghiệp vụ công tác. Triển khai hiệu quả chứng thực điện tử theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Quận ủy về “Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án về xây dựng TP thông minh, chính quyền điện tử, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước”.
Trong công tác hộ tịch, chứng thực, quận tiếp tục thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành gắn với việc thực hiện Luật Căn cước công dân; tiếp tục triển khai Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 26/2/2021 của UBND TP về triển khai thực hiện Nghị định 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến trên địa bàn quận theo hướng dẫn và lộ trình của Trung ương, TP; thực hiện có hiệu quả, đúng thời hạn các nhiệm vụ của Đề án 06/QĐ-TTg; triển khai các nội dung, nhiệm vụ ủy quyền cho Phòng Tư pháp giải quyết các TTHC lĩnh vực hộ tịch.
Theo lãnh đạo UBND quận Đống Đa, năm 2024, quận phối hợp với Sở Tư pháp TP Hà Nội đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc ủy quyền giải quyết TTHC; hoàn thành công tác số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu hộ tịch trên địa bàn TP. Tiếp tục thực hiện Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch và các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản hướng dẫn. Triển khai hiệu quả việc chứng thực điện tử theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP trên địa bàn quận. |
Hà Nội: mạnh mẽ áp dụng chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật | |
Sở Tư pháp TP Hà Nội: công tác tư pháp đạt nhiều kết quả quan trọng trong Quý I/2024 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại