Thứ sáu 24/01/2025 04:48

Quốc gia nào đứng đầu thế giới về nhập khẩu vũ khí?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong thời gian qua đã ghi nhận 11% thị phần giao dịch trên toàn cầu về vũ khí của Ấn Độ qua đó giúp quốc gia này tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu về nhập khẩu vũ khí.
Quốc gia nào đứng đầu thế giới về nhập khẩu vũ khí?
Ấn Độ tiếp tục là quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu vũ khí.

Theo đó, dữ liệu mới được công bố bởi Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockhom - SIPRI cho biết Ấn Độ là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong giai đoạn từ 2018 - 2022 với 11% thị phần giao dịch trên toàn cầu.

Trong đó, Nga vẫn dẫn đầu là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ, chiếm 45% tổng lượng nhập khẩu. Tiếp theo là Pháp với 29%. Quốc gia Tây Âu này trở thành đối tác thương mại quốc phòng lớn thứ 2 của Ấn Độ nhờ hợp đồng mua bán 36 chiếc máy bay chiến đấu Rafale trị giá hơn 7 tỷ USD.

Bị đẩy xuống vị trí thứ 3 là Mỹ với 11% tổng giá trị vũ khí mà Ấn Độ mua vào. Điều này cho thấy Ấn Độ đang muốn dần giảm sự phụ thuộc vào vũ khí với Mỹ khi vị trí của Washington đang ngày càng giảm đi.

Trở lại với vị trí những quốc gia nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, đứng sau Ấn Độ là Saudi Arabia (chiếm 9,6% thị phần), Qatar (6,4%), Australia (4,7%)…

Ấn Độ cũng là quốc gia manh tay chi cho quốc phòng trong top 3 thế giới chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Cũng theo dữ liệu của SIPRI, Ấn Độ trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới kể từ năm 1993.

Trong những năm gần đây, Ấn Độ đang nỗ lực để thực hiện chính sách “Tự lực, tự cường”.

Chính phủ nước này đã có các chính sách khuyến khích sản xuất vũ khí trong nước như công bố danh sách các loại vũ khí ưu tiên nội địa hóa, tăng hạn mức đầu tư FDI trong lĩnh vực sản xuất vũ khí để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Ấn Độ.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cũng cho biết nước này sẽ cấm nhập khẩu 101 loại vũ khí quốc phòng để chuyển sang đặt hàng trong nước.

Quốc gia Nam Á này còn đặt mục tiêu dành mức ngân sách kỷ lục tới 75% chi tiêu mua sắm quốc phòng để dành cho các sản phẩm trong nước vào năm 2023 - 2024.

Ấn Độ phản đối công nhận hôn nhân đồng giới Ấn Độ phản đối công nhận hôn nhân đồng giới
Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen được xem xét gia hạn Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen được xem xét gia hạn
Tuấn Khang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động