Tăng lương tối thiểu vùng: không được cắt giảm phụ cấp, đảm bảo quyền lợi người lao động
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Không được cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động khi tăng lương tối thiểu vùng vào năm 2026. |
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng với người lao động theo hợp đồng, theo đó, từ ngày 1/1/2026, mức lương tối thiểu sẽ tăng trung bình 7,2% so với hiện nay, với mục tiêu đảm bảo mức sống tối thiểu và thúc đẩy phúc lợi cho người lao động.
Cụ thể, mức lương tối thiểu theo tháng (áp dụng từ 1/1/2026) gồm: Vùng I: 5,31 triệu đồng, Vùng II: 4,73 triệu đồng, Vùng III: 4,14 triệu đồng, Vùng IV: 3,7 triệu đồng.
Đối với mức lương tối thiểu theo giờ như sau: Vùng I: 25.500 đồng/giờ, Vùng II: 22.700 đồng/giờ, Vùng III: 20.000 đồng/giờ, Vùng IV: 17.800 đồng/giờ.
Một trong những điểm nhấn quan trọng của Dự thảo là quy định rõ việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu không đồng nghĩa với việc cắt giảm các quyền lợi hiện hành của người lao động.
Theo đó, lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm, bồi dưỡng bằng hiện vật, phụ cấp,... phải tiếp tục được giữ nguyên hoặc cải thiện. Những thỏa thuận có lợi hơn trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác đều phải được duy trì, trừ khi có sự đồng thuận của cả hai bên.
Người lao động có trình độ học nghề, đào tạo nghề vẫn được hưởng mức lương cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu.
Bên cạnh đó, Dự thảo cũng đưa ra quy chuẩn rõ ràng để doanh nghiệp tính lương tương đương tối thiểu như sau: theo tháng = (lương theo tuần × 52) ÷ 12; theo ngày = lương theo ngày × số ngày làm việc bình thường trong tháng; theo sản phẩm/khoán = dựa trên tổng thời gian làm việc thực tế và quy đổi theo giờ/tháng
Các mức quy đổi này nhằm đảm bảo người lao động không bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu theo quy định mới.
Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở các vùng khác nhau sẽ áp dụng mức lương tối thiểu tương ứng với từng địa phương. Nếu khu công nghiệp/khu chế xuất nằm trên nhiều vùng, thì mức cao nhất sẽ được áp dụng. Trường hợp chia tách, đổi tên địa phương, mức lương tạm thời giữ nguyên cho đến khi có quy định mới. Nếu thành lập địa phương mới từ nhiều vùng lương khác nhau, sẽ áp dụng mức cao nhất trong số các vùng cũ.
Dự thảo Nghị định kỳ vọng sẽ tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, tạo sự minh bạch trong chính sách tiền lương. Từ đó tăng tính gắn kết giữa người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng thị trường lao động phát triển bền vững, hài hòa lợi ích.
![]() | Lương tối thiểu vùng đề xuất tăng 7,2%: người lao động được hưởng lợi gì? Bộ Nội vụ đang hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu 2026 dành cho người ... |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại