Thứ tư 16/04/2025 07:32

Quốc hội bầu hai Phó Chủ tịch Quốc hội và phê chuẩn hai Phó Thủ tướng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã bầu hai Phó Chủ tịch Quốc hội, các Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm hai Phó Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026.
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng các chức danh mới được bầu và phê chuẩn. Ảnh: Quochoi.vn
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng các chức danh mới được bầu và phê chuẩn. Ảnh: Quochoi.vn

Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Quốc hội, ngày 18/2/2025, Quốc hội khóa XV tiếp tục chương trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Trong phiên sáng, Quốc hội thành lập Ban Kiểm phiếu và tiến hành bỏ phiếu kín miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đối với bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng để nhận nhiệm vụ thường trực Tiểu ban Kinh tế-Xã hội, Đại hội XIV của Đảng; Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Thanh Nghị và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Huỳnh Thành Đạt.

Sau đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua 2 dự thảo Nghị quyết trên bằng hình thức biểu quyết điện tử.

Kết quả, đối với Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV: có 458 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,82% tổng số đại biểu) và 458 đại biểu tán thành (bằng 95,82% tổng số đại biểu).

Đối với Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2021-2026: có 429 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 89,75% tổng số đại biểu) và 428 đại biểu tán thành (bằng 89.54% tổng số đại biểu);,có 01 đại biểu không tán thành (bằng 0,21% tổng số đại biểu).

Trong buổi sáng, Quốc hội cũng đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Tờ trình đề nghị bầu Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội khóa XV; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026. Sau đó, Quốc hội thảo luận tại Đoàn về các nội dung trên.

Phiên chiều, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự. Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải báo cáo về việc giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về việc bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV đối với ông Lê Minh Hoan và ông Vũ Hồng Thanh; bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đối với ông Phan Văn Mãi; bầu Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội khóa XV, gồm: Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đối với ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính đối với ông Phan Văn Mãi, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đối với ông Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội đối với ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu đối với bà Nguyễn Thanh Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát đối với ông Dương Thanh Bình.

Quốc hội cũng phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Mai Văn Chính và ông Nguyễn Chí Dũng và các Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026, gồm: Bộ trưởng Bộ Xây dựng đối với ông Trần Hồng Minh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đối với ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đối với ông Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo đối với ông Đào Ngọc Dung.

Sau đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua danh sách để bầu Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội khóa XV.

Sau khi Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu kín, Ban Kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu bầu Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội khóa XV; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026.

Bên cạnh đó, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày 5 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, gồm: Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV; Nghị quyết bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV; Nghị quyết bầu Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026.

Cụ thể, Quốc hội biểu quyết thông qua 5 dự thảo Nghị quyết trên bằng hình thức biểu quyết điện tử.

Đối với Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV: có 461 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96,44% tổng số đại biểu) và 461 đại biểu tán thành (bằng 96.44% tổng số đại biểu).

Đối với Nghị quyết bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV: có 446 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,31% tổng số đại biểu) và 446 đại biểu tán thành (bằng 93,31% tổng số đại biểu).

Đối với Nghị quyết bầu Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội khóa XV: có 447 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,51% tổng số đại biểu) và có 447 đại biểu tán thành (bằng 93,51% tổng số đại biểu).

Đối với Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026: có 448 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,72% tổng số đại biểu) và 448 đại biểu tán thành (bằng 93,72% tổng số đại biểu).

Đối với Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026: có 457 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,61% tổng số đại biểu) và 456 đại biểu tán thành (bằng 95.40 % tổng số đại biểu); có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0,21% tổng số đại biểu).

Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đại biểu Quốc hội thống nhất về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển dự án điện hạt nhân
Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi): làm nổi bật nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ
PV
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14-15/4/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam từ ngày 14-15/4, sáng 14/4, trang mạng điện tử của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng toàn văn bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Cơ hội khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Cơ hội khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Về việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc trao đổi với các cơ quan báo chí...
Khung pháp lý vượt trội và linh hoạt cho Hà Nội

Khung pháp lý vượt trội và linh hoạt cho Hà Nội

Nhiều chuyên gia đều nhận định, Luật Thủ đô 2024 đã tạo ra một khung pháp lý vượt trội và linh hoạt cho Thủ đô Hà Nội.
Quy hoạch cấu trúc đô thị Hà Nội với sông Hồng là trục xanh

Quy hoạch cấu trúc đô thị Hà Nội với sông Hồng là trục xanh

Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024 sẽ tạo điều kiện để Hà Nội triển khai quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, hài hòa không gian xanh sinh thái, xứng tầm là biểu tượng mới trong phát triển Thủ đô.
Việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân

Việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.
Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Ngày 3/4, người dân đến làm thủ tục hành chính (TTHC) tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội (trụ sở chính tại quận Đống Đa) được hỗ trợ số hóa giấy tờ trực tuyến, tiếp nhận xử lý đầy đủ thủ tục hành chính của 3 cấp đã mang đến sự thuận tiện, hài lòng cho người dân.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động