Thứ tư 16/04/2025 08:53

Quốc hội xem xét các luật, nghị quyết về sắp xếp bộ máy vào Kỳ họp tháng 2/2025

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 7/1, tại phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV (dự kiến diễn ra vào tháng 2/2025). Kỳ họp sẽ xem xét, thông qua các nội dung cấp thiết nhằm thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng, trên cơ sở chủ trương của cấp có thẩm quyền về việc tiến hành kỳ họp bất thường vào cuối tháng 2/2025 để xem xét sửa đổi, ban hành các luật, nghị quyết có liên quan về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Căn cứ đề xuất của các cơ quan và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ tập trung trình Quốc hội xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Trong đó, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và các luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; công tác nhân sự thuộc thẩm quyền (nếu có).

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Đối với 3 nội dung khác Chính phủ có đề xuất, về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Chính phủ thông tin rõ về tiến độ, trường hợp chuẩn bị kịp hồ sơ tài liệu của dự án Luật thì trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 2/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).

Về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trường hợp chuẩn bị kịp và chất lượng tốt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và thấy đủ điều kiện thì mới trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần này.

Về tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đề nghị Chính phủ làm rõ hơn về tiến độ hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, đồng thời đề nghị Ủy ban Kinh tế của Quốc hội theo lĩnh vực phụ trách, báo cáo ý kiến về vấn đề này.

Dự kiến, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra trong khoảng 4,5 ngày. Trường hợp trình Quốc hội 3 nội dung khác do Chính phủ đề xuất nêu trên, thời gian Quốc hội dự kiến họp thêm khoảng 2 ngày.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, Chính phủ quyết tâm chuẩn bị bảo đảm chất lượng tốt nhất các luật đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình kỳ họp bất thường. Bộ trưởng cam kết bảo đảm tiến độ và chất lượng dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới.

Về Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, sau khi rà soát chính thức, có hơn 5.000 văn bản quy phạm pháp luật ở cấp Trung ương cần sửa đổi. Các Nghị quyết trình Quốc hội lần này chỉ quy định nguyên tắc chung, không xử lý đặc thù cụ thể ở dự án luật nào, với mục đích bảo đảm hoạt động của hệ thống thông suốt, không gián đoạn.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các Nghị quyết này sẽ có quy định nguyên tắc về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tên gọi các cơ quan, thực hiện thủ tục hành chính, chức năng thanh tra, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính… và có những quy định “quét” nhằm xử lý những vấn đề phát sinh chưa thể lường hết trong quá trình sắp xếp tổ chức, bộ máy.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận và bế mạc phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận và bế mạc phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

Phát biểu kết luận và bế mạc phiên họp thứ 41, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau 1,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình đề ra.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, từ nay đến khi diễn ra kỳ họp bất thường lần thứ chín chỉ còn khoảng 1,5 tháng, các cơ quan, đơn vị phải khẩn trương chuẩn bị cụ thể các điều kiện phục vụ kỳ họp. Về thời gian kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, kỳ họp chỉ hoàn thành khi giải quyết hết các văn bản liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy.

Sau khi kết thúc phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội tiến hành xem xét, thông qua Nghị quyết về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp; Nghị quyết kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam để chuyển chức năng, nhiệm vụ từ Truyền hình Quốc hội Việt Nam về Đài Truyền hình Việt Nam; Nghị quyết về công tác quản lý và bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam sau khi kết thúc hoạt động.

Công bố Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị ở Trung ương
8 chính sách lớn về chế độ với cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp bộ máy
Hà Nội dự kiến giữ nguyên 6 sở và đơn vị tương đương
PV
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14-15/4/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam từ ngày 14-15/4, sáng 14/4, trang mạng điện tử của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng toàn văn bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Cơ hội khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Cơ hội khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Về việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc trao đổi với các cơ quan báo chí...
Khung pháp lý vượt trội và linh hoạt cho Hà Nội

Khung pháp lý vượt trội và linh hoạt cho Hà Nội

Nhiều chuyên gia đều nhận định, Luật Thủ đô 2024 đã tạo ra một khung pháp lý vượt trội và linh hoạt cho Thủ đô Hà Nội.
Quy hoạch cấu trúc đô thị Hà Nội với sông Hồng là trục xanh

Quy hoạch cấu trúc đô thị Hà Nội với sông Hồng là trục xanh

Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024 sẽ tạo điều kiện để Hà Nội triển khai quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, hài hòa không gian xanh sinh thái, xứng tầm là biểu tượng mới trong phát triển Thủ đô.
Việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân

Việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.
Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Ngày 3/4, người dân đến làm thủ tục hành chính (TTHC) tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội (trụ sở chính tại quận Đống Đa) được hỗ trợ số hóa giấy tờ trực tuyến, tiếp nhận xử lý đầy đủ thủ tục hành chính của 3 cấp đã mang đến sự thuận tiện, hài lòng cho người dân.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động