Thứ hai 07/07/2025 08:08

Năm 2023 sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 - 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi, đến năm 2023 sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trình bày tờ trình - Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trình bày tờ trình - Ảnh: Quochoi.vn

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, sáng 22/5, Chính phủ đã trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi.

Tạo điều kiện cho trẻ em mẫu giáo tiếp cận với giáo dục có chất lượng

Trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, giáo dục mầm non (GDMN) hiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức lớn như: còn một số lượng khá lớn trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 4 tuổi (chủ yếu là trẻ em ở vùng khó khăn, trẻ em đối tượng yếu thế) chưa được tiếp cận với GDMN, tạo ra sự mất công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Bên cạnh đó, các điều kiện đảm bảo chất lượng GDMN còn nghèo nàn. Chính sách hiện hành dành cho trẻ em mầm non, giáo viên, cơ sở giáo dục, cơ chế, chính sách đầu tư, xã hội hoá giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển GDMN...

Vì vậy, việc ban hành Nghị quyết Quốc hội tạo căn cứ, cơ sở pháp lý giúp các địa phương sớm xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai phổ cập giáo dục mầm non mẫu giáo theo yêu cầu của Ban chấp hành Trung ương; góp phần bảo đảm an sinh, xã hội, tạo cơ hội cho trẻ em mẫu giáo tất cả các vùng miền trong cả nước được tiếp cận với giáo dục mầm non.

Người dân, đặc biệt là đối tượng trực tiếp thụ hưởng từ chính sách, trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi có điều kiện được huy động đến trường, lớp mầm non để tiếp cận với giáo dục có chất lượng.

Đồng thời, tăng cường nguồn lực từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục mầm non dân lập, tư thục...

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Nghị quyết sẽ tập trung giải quyết các vấn đề như sau: hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc vào năm 2030; việc phổ cập được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm các điều kiện phổ cập theo quy định.

Quang cảnh phiên làm việc sáng 22/5 - Ảnh: Quochoi.vn
Quang cảnh phiên làm việc sáng 22/5 - Ảnh: Quochoi.vn

Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện Nghị quyết. Các nội dung cần được quy định cụ thể trong cơ chế, chính sách bao gồm: đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu; bảo đảm đội ngũ giáo viên mầm non theo định mức quy định; bảo đảm đầy đủ kinh phí hoạt động cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

Chính sách đột phá về đầu tư phát triển giáo dục mầm non; ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo, biên giới, bãi ngang ven biển, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất...

Về nguồn lực tài chính thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, theo dự thảo Nghị quyết: Ngân sách nhà nước bổ sung tăng thêm ngoài 20% tổng chi cho giáo dục, đào tạo theo Luật Giáo dục; nguồn vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Đánh giá kỹ lưỡng nguồn kinh phí thực hiện

Báo cám thẩm tra về dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội (Ủy ban) của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết về phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi. Việc ban hành Nghị quyết nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết số 42-NQ/TW 2023 ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tạo điều kiện cho trẻ em 3 đến 5 tuổi được đến trường, nhằm phát triển toàn diện, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết - Ảnh: Quochoi.vn
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết - Ảnh: Quochoi.vn

"Đây là bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa công bằng giáo dục, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho thế hệ trẻ", ông Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh.

Về nguồn lực thực hiện, Ủy ban cho rằng, để hoàn thành mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi vào năm 2030, cần nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực rất lớn.

Về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị: tổng dự toán kinh phí để thực hiện giai đoạn 2026-2030 là 116.314,1 tỷ đồng. Cơ quan chủ trì soạn thảo cần xác định lộ trình giai đoạn 2026 - 2030. Có ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nêu quan điểm lựa chọn phương án đề xuất để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ủy ban Văn hóa và Xã hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo, bổ sung đánh giá kỹ lưỡng nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước, nhất là các địa phương có điều kiện khó khăn; đề nghị Chính phủ xem xét bố trí nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết do ngân sách Trung ương hỗ trợ tăng thêm ngoài tổng chi ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục.

Đại biểu Quốc hội: thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng, minh bạch và bình đẳng
Thông qua Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp
Đề xuất quy định thời gian phù hợp, thực hiện các quy trình bầu cử chặt chẽ, minh bạch
Thịnh An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Khẳng định vị thế và trọng trách của lực lượng trên tuyến đầu

Khẳng định vị thế và trọng trách của lực lượng trên tuyến đầu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí đã thực sự hòa mình vào dòng chảy của thực tiễn cuộc sống
Ban Bí thư ban hành hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

Ban Bí thư ban hành hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng

Mới đây, Ban Bí thư đã ban hành Hướng dẫn 06-HD/TW ngày 9/6/2025 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng nhằm hướng dẫn chi tiết các quy định trong Điều lệ Đảng. Hướng dẫn 06-HD/TW có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Sự đồng thuận của toàn dân và những đề xuất quan trọng

Sự đồng thuận của toàn dân và những đề xuất quan trọng

Hơn 280 triệu lượt ý kiến đóng góp cùng tỷ lệ tán thành lên tới 99,75% – những con số ấn tượng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân và sự đồng thuận mạnh mẽ đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Quy định mới về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức có hiệu lực từ 1/7/2025; sửa đổi một số quy định về lệ phí trước bạ... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/6 - 4/7/2025.
HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét 41 nội dung quan trọng tại Kỳ họp thứ 25

HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét 41 nội dung quan trọng tại Kỳ họp thứ 25

Theo Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai, triển khai Luật Thủ đô 2024, Hà Nội ban hành 98 nội dung; từ đầu năm 2025 đến nay đã ban hành 24 văn bản theo thẩm quyền và trong kỳ họp này, HĐND TP tiếp tục xem xét 10 nội dung triển khai Luật Thủ đô.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Ngày 4/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tháo gỡ khó khăn, đảm bảo vận hành hiệu quả bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp mới.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.
Báo chí - người bạn đồng hành với doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Báo chí - người bạn đồng hành với doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn "Báo chí đồng hành cùng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động