Thứ hai 21/07/2025 15:40
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Quy định mới nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng đào tạo

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đại diện trường Đại học (ĐH) Luật Hà Nội cho biết, những quy định mới trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là nhằm tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy liên kết và nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục phổ thông công lập Thủ đô, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Nghị quyết số 15-NQ-TW giao.
Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc là một trong những nơi sản xuất và thử nghiệm smartphone lớn nhất Việt Nam.                ẢNH: PV/Vietnam+
Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc là một trong những nơi sản xuất và thử nghiệm smartphone lớn nhất Việt Nam. Ảnh: PV/Vietnam+

Thúc đẩy liên kết giáo dục với cơ sở nước ngoài

Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại diện trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, tại khoản 3 Điều 24. Phát triển giáo dục và đào tạo Thủ đô, cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập của Thủ đô được thực hiện liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục nước ngoài và giao Chính phủ quy định chi tiết về việc thực hiện liên kết đào tạo.

Đây là quy định mới vì Luật Giáo dục và Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục mới chỉ cho phép các cơ sở giáo dục tư thục thực hiện việc liên kết đào tạo. Quy định mới này của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là nhằm tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy liên kết và nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục phổ thông công lập Thủ đô, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Nghị quyết số 15-NQ-TW giao là: “... Có cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo; hệ thống trường có nhiều cấp học, trường chất lượng cao; các loại hình liên kết đào tạo trong nước và quốc tế”.

Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 24 ghi phân quyền cho HĐND thành phố (TP) Hà Nội quy định một số chính sách đặc thù, khác với pháp luật hiện hành về phát triển giáo dục, đào tạo trên địa bàn Thủ đô như cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học; hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông và trẻ em mầm non trên địa bàn Thủ đô không phân biệt trường công lập, dân lập và trường tư thục.

Khoản 5 Điều 24, phân quyền cho UBND TP Hà Nội quy định về điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo dục mầm non, phổ thông đối với một số môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô. Đại diện trường ĐH Luật Hà Nội cho rằng, những nội dung nêu trên là phù hợp.

Nhiều ưu đãi với lĩnh vực khoa học công nghệ

Góp ý vào Điều 25. Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của Thủ đô, đại diện trường ĐH Luật Hà Nội cho rằng, Điều 25 quy định về các lĩnh vực trọng điểm khoa học công nghệ; chế độ ưu đãi đối với một số hoạt động, đối tượng trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Theo đó, đối tượng được hưởng ưu đãi bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; doanh nghiệp (DN) đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm của Thủ đô; DN khoa học và công nghệ trong các trường ĐH, viện nghiên cứu, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Về chế độ ưu đãi, Điều 25 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định một số ưu đãi khác với quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể như: Tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách TP được áp dụng hình thức khoán kinh phí theo kết quả, sản phẩm (điểm a khoản 2). Quy định này là mở rộng đối tượng được áp dụng hình thức khoán kinh phí so với Luật Khoa học và Công nghệ (Điều 52).

Thu nhập của chuyên gia, nhà khoa học từ việc chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô, vùng Thủ đô là thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân (điểm b khoản 2, Điều 25). Quy định này là khác với quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và hiện đang được áp dụng đối với TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (theo Nghị quyết số 72/2022/QH15 ngày 15/11/2022) và TP Hồ Chí Minh (theo Nghị quyết số 98/2023/QH15).

Theo đại diện trường ĐH Luật Hà Nội, ngoài những điểm trên, cần bổ sung cơ chế, chính sách giúp hình thành và phát triển thị trường khoa học công nghệ của Thủ đô. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy chỉ khi hình thành được một hị trường khoa học công nghệ sôi động và lành mạnh thì mới có thể phát triển KHCN một cách bền vững.

Để tạo điều kiện cho việc hình thành thị trường này, trong luật cần xem xét thúc đẩy hình thành các sàn giao dịch về ý tưởng khoa học công nghệ hình thành các trung tâm hỗ trợ định giá và thu mua các sản phẩm khoa học công nghệ có ích cho TP, có quy định về hỗ trợ tài chính, khoa học cho các sản phẩm khoa học công nghệ của TP trong bước đầu tiếp cận thị trường và/hoặc đang trong quá trình hoàn thiện sản phẩm; xây dựng Quỹ đầu tư phát triển khoa học công nghệ để đầu tư cho việc hoàn các ý tưởng, các sản phẩm khoa học công nghệ từ các cá nhân, các tổ chức, các DN KHCN trên địa bàn TP.

Thu hút, trọng dụng nhân lực chất lượng cao là chính sách đúng đắn
Góp ý về Quỹ văn hóa Thủ đô
Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, rõ ràng trách nhiệm
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Sau 2 ngày (18-19/7) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 là để khẳng định lại ý nghĩa lớn lao đó, để tôn vinh những thành tựu của Nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xây dựng dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội. Thành phố công bố Dự thảo này để lấy ý kiến góp ý rộng khắp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ 15/7 đến 30/7/2025.
Hà Nội: chủ động, tập trung ứng phó bão Wipha (bão số 3)

Hà Nội: chủ động, tập trung ứng phó bão Wipha (bão số 3)

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 20/7/2025 về chủ động, tập trung ứng phó bão số 3 năm 2025 trên địa bàn TP.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà họp chỉ đạo ứng phó bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà họp chỉ đạo ứng phó bão số 3

Sáng 20/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, địa phương để ứng phó với cơn bão số 3 (tên quốc tế là WIPHA)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Tối 19/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có mặt tại hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng trên vùng biển Quảng Ninh, trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn người mất tích.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động