Sớm hoàn thành sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa cho biết: Mục tiêu sửa đổi thay thế Nghị định 24, Nghị định 37 về sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của Chính phủ là để khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo, rõ “một việc, một người” chứ không thể “một việc, nhiều người”. Từ đó, bộ máy gọn nhẹ, tinh giản, có hiệu lực, hiệu quả, tạo sự phân cấp phân quyền, chức năng nhiệm vụ rõ ràng.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa, việc sáp nhập không chỉ là nhập cơ học Sở nọ với Sở kia mà làm sao phân định nhiệm vụ cho khỏi chồng chéo. Thực tiễn hiện nay, nhiều vấn đề như quản lý an toàn thực phẩm có đến 3 Bộ cùng quản lý như hoạt động sản xuất là ngành NN&PTNT, lưu thông trên thị trường là ngành Công Thương, còn vệ sinh thực phẩm là Y tế…
"Chính phủ và Thủ tướng đã chỉ đạo cải cách mạnh, trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của CCHC là cải cách tổ chức bộ máy. Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định này để các địa phương cả nước thống nhất hoạt động. Theo hướng các địa phương sẽ được phân cấp mạnh, nhưng mỗi tỉnh thành có vị trí, điều kiện, thế mạnh khác nhau, nên lãnh đạo tỉnh sẽ nghiên cứu để sắp xếp bộ máy cho phù hợp, có hiệu lực, hiệu quả.
Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Phan Trung Tuấn trả lời báo chí (ảnh: P.Thảo) |
Nhưng phương châm chung là phải rõ việc, giảm cồng kềnh, tăng hiệu lực nhưng không tăng biên chế. Từ nguyên tắc khung, các địa phương sẽ tự tính toán cho hợp lý”, ông Thừa nói.
Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế, Bộ Nội vụ Đào Thị Hồng Minh cho biết, nghị định liên quan đến việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện chưa được ban hành vì đây là vấn đề nhạy cảm, còn nhiều ý kiến thảo luận.
Đến nay, bà Minh cho hay, nghị định này đã cơ bản hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành. Dự thảo đưa ra hướng, tổ chức cứng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh dự kiến có 9 Sở, còn các tổ chức có thể hợp nhất như Sở Kế hoạch đầu tư và Sở Tài chính, Sở GTVT và Sở Xây dựng. Riêng 5 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, các địa phương tự cân đối ngân sách, dân số hơn 2 triệu người, diện tích hơn 10.000km2 thì địa phương có quyền quyết định sáp nhập hay không…
Trả lời câu hỏi về sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021, Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ Phan Trung Tuấn cho biết: Bộ Nội vụ đã đề xuất Chính phủ sẽ ban hành một nghị quyết kèm theo kế hoạch để triển khai thực hiện. Hiện, nghị quyết đang được Bộ xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi các Bộ, ngành T.Ư và các địa phương, đã hoàn thiện trình Chính phủ dự thảo.
Dự kiến trong tuần sau, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết kèm theo kế hoạch triển khai thực hiện. Trên cơ sở cả ba nghị quyết của Bộ Chính trị, Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, các địa phương có thể triển khai thực hiện.
“Dự kiến trong tháng 6 các địa phương sẽ quyết liệt triển khai các kế hoạch và phương án, danh sách sắp xếp các đơn vị huyện, xã và chắc chắn trong 2019 Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ, ngành và theo chỉ đạo của Chính phủ sẽ đôn đốc để hoàn thiện nội dung về sáp nhập sắp xếp này. Trong năm 2019 hoặc chậm nhất trong quý 1-2020, tất cả các địa phương sẽ hoàn thành, vì đầu năm 2020 sẽ tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp”, ông Tuấn nói.
Liên quan đến giảm số lượng cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã, ông Tuấn cho hay, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu và đề xuất theo hướng giảm còn 23, 21, 19 cán bộ (lần lượt ở xã loại 1, loại 2 và loại 3).
Nghị định số 34/2019/NĐ-CP khi thực hiện sửa đổi Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP đã được nghiên cứu và khẳng định tính khả thi cao.
Cụ thể, Nghị định quy định giảm số lượng cán bộ, công chức cấp xã vì hiện nay, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã được nâng cao. Bên cạnh đó, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết công việc đã nâng cao hiệu quả công tác. Đặc biệt, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, mô hình được áp dụng là các nhiệm vụ quyền hạn tập trung ở chính quyền cấp tỉnh, giảm dần ở cấp huyện và ít nhất ở cấp xã, nên đội ngũ CBCC cấp xã cần được thiết kế lại cho phù hợp.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại