Thứ sáu 24/01/2025 05:39

Sửa Luật Thủ đô: Cần bổ sung mục tiêu phải có cạnh tranh quốc tế

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phiên họp thứ 26, sáng 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Pháp luật và Xã hội xin giới thiệu ý kiến của ông Trần Thanh Mẫn - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội...
Sửa Luật Thủ đô: Cần bổ sung mục tiêu phải có cạnh tranh quốc tế
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Hồng Thái

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ sự đồng tình rất cao, kỳ họp tới là kỳ họp thứ 6 sẽ thảo luận Luật Thủ đô (sửa đổi) với một bộ tài liệu chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng, chu đáo.

Ông Trần Thanh Mẫn nêu, sửa luật lần này với mong muốn làm sao Hà Nội phải có cơ chế đặc thù, có thể vượt trội hơn những địa phương khác, để Hà Nội bứt phá đi lên. Luật Thủ đô năm 2012 vẫn thực hiện có hiệu quả nhưng muốn hơn luật của năm 2012 để làm sao đảm bảo được các chủ trương, nghị quyết của Đảng đã ban hành đưa vào đây, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đồng tình với quan điểm trong tờ trình,

Tuy nhiên, về mục tiêu, Nghị quyết 15-NQ/TW có xác định, Thủ đô Hà Nội hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh với các khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển khu vực. Do đó, cần bổ sung mục tiêu phải có cạnh tranh quốc tế để trong thực hiện mục tiêu. Đơn cử, cán bộ của Hà Nội sắp tới phải được đào tạo, chuẩn hóa như thế nào để ngang tầm với các thành phố ở trên thế giới;

Thứ hai là đầu tư cơ sở hạ tầng như thế nào để Hà Nội ngang tầm với các thành phố trên thế giới.

Thứ ba là Hà Nội quyết định những phân cấp, phân quyền như thế nào, Trung ương phân cấp cho Hà Nội, Hà Nội phân cấp xuống cho các sở, ngành, các quận, huyện.

Quy định về cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô là phải đảm bảo phù hợp với chủ trương, đường lối, Hiến pháp của năm 2013.

Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu quản trị Thủ đô, đô thị loại đặc biệt. Quốc hội đã áp dụng cho TP Hồ Chí Minh vừa qua là Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh. Đối với sửa luật lần này của Thủ đô Hà Nội, cần gấp nhiều lần so với quyết định của TP Hồ Chí Minh để Hà Nội phát triển.

Thứ hai là cơ chế, chính sách đặc thù phải đồng bộ, toàn diện, khắc phục ngay những khó khăn, vướng mắc, bất cập đang cản trở sự phát triển của Thủ đô, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

“Tôi quan tâm giáo dục mầm non, đào tạo phổ thông trung học công lập, giao thông đô thị, cảnh quan, môi trường đô thị. Người ta nói những thành phố trên thế giới đáng đi du lịch, trong đó có Hà Nội. Nếu cảnh quan, môi trường đô thị sáng - xanh - sạch đẹp cộng với những danh lam thắng cảnh thì Hà Nội xứng tầm là một nơi để các nước trên thế giới đến ở, đến tham quan, du lịch” - ông Trần Thanh Mẫn nêu.

Thứ ba, phải tiếp tục rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù cho phù hợp. Ở đây phân cấp, phân quyền đủ mạnh, song cần rõ cơ chế, rõ trách nhiệm, rõ cơ chế kiểm soát quyền lực.

Phân cấp thì phải chịu trách nhiệm; hay phân quyền thì chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo Luật Đầu tư, Luật Công nghệ cao; giữa trung ương, thành phố; giữa các cấp chính quyền thành phố để có sự chủ động tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, phát triển Thủ đô.

Chúng ta nói, Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại với tinh thần cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước. Do vậy, cần tham khảo áp dụng thí điểm cho 10 địa phương trong cả nước, trong đó có Hà Nội. Lần này phải làm sao đưa vào để Hà Nội có thể phát triển vượt trội, đảm bảo để Luật Thủ đô lần này sửa đổi cho thấy những cơ chế, chính sách được mở ra, phân cấp, phân quyền cho Hà Nội.

Nhất trí với quan điểm Thủ đô cần có các chính sách đặc thù vượt trội để đem lại những kết quả đột phá Nhất trí với quan điểm Thủ đô cần có các chính sách đặc thù vượt trội để đem lại những kết quả đột phá
Có những nội dung mới được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô Có những nội dung mới được đưa vào để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí Thư Tô Lâm đã phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tập trung thảo luận 5 nội dung quan trọng, bao gồm tổng kết Nghị quyết 18, đề án tăng trưởng GDP năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, công tác cán bộ và các vấn đề khác
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Sáng 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ cấu tổ chức các bộ trước ngày 5/2/2025

Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ cấu tổ chức các bộ trước ngày 5/2/2025

Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, ngày 23/1, Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ (gọi tắt là Ban chỉ đạo) ban hành Công văn số 35/CV-BCĐTKNQ18 về việc hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động