Thứ sáu 09/05/2025 23:46
Xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, sáng tạo trong phát triển du lịch Hà Nội:

Tạo thêm sản phẩm du lịch riêng có của Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đang rất gần, là thời điểm ngành du lịch Thủ đô từng bước lấy lại đà tăng trưởng. Trong khi nhiều địa điểm và các khu du lịch đã kín chỗ thì nhiều người lại lựa chọn ở lại Hà Nội. Vì vậy, các điểm đến Hà Nội tập trung vào việc xây dựng các sản phẩm độc đáo, sáng tạo mang đặc trưng riêng của Hà Nội.
Hồ Gươm vẫn là lựa chọn không thể thiếu trong dịp nghỉ lễ  Ảnh: Khánh Huy
Hồ Gươm vẫn là lựa chọn không thể thiếu trong dịp nghỉ lễ. Ảnh: Khánh Huy

Các điểm đến mang chiều sâu văn hóa tại Hà Nội

Khi dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, cũng là lúc nhu cầu du lịch của người dân Thủ đô tăng cao. Dù vậy, bên cạnh các gia đình, cá nhân có những chuyến đi xa, nhiều người lựa chọn cho mình kỳ nghỉ ngay tại Hà Nội với các điểm nghỉ dưỡng, vui chơi lân cận TP như: Các di tích, công viên, khu mua sắm, khu nghỉ dưỡng… sẽ trở thành nơi tìm đến của đông người dân và du khách.

Các đơn vị quản lý điểm đến cũng kỳ vọng vào sức tăng của khách trong kỳ nghỉ sắp tới. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, xây dựng các chương trình giải trí đã hoàn tất để đón khách trong bối cảnh Hà Nội thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Nếu trước kia, du khách đến Hà Nội thường được tham quan những giá trị văn hóa hiện hữu như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và khu di tích Phủ Chủ tịch, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, hồ Hoàn Kiếm, Phố cổ Hà Nội, Nhà tù Hỏa Lò… thì nay, bên cạnh những sản phẩm truyền thống, các DN lữ hành và điểm đến xây dựng các sản phẩm mang chiều sâu văn hóa, lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.

Trên nền các điểm đến truyền thống, những người làm du lịch đã tạo nên những sản phẩm mới “kể” những câu chuyện để du khách hiểu hơn về giá trị, ý nghĩa. Cùng với đó là những trải nghiệm để tạo ấn tượng cho du khách khi tới tham quan, đọng lại những dấu ấn đẹp.

Ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist cho biết, Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nhân văn nhưng việc khai thác phát triển du lịch mới dừng ở một góc nhỏ. Ngành du lịch vẫn còn nhiều cơ hội để “biến” thành các sản phẩm du lịch.

Trong hành trình tham quan 36 phố phường Hà Nội, ngoài việc đến các đền chùa trong khu phố cổ, mua sắm, thưởng thức nghệ thuật và ẩm thực đặc trưng, mọi người có thể khám phá thêm những nét văn hóa của phố cổ không phải người dân Hà Nội nào cũng biết.

Bên cạnh dòng sản phẩm du lịch có tính đại chúng cao, nhiều sản phẩm cần được chú trọng phát triển nhiều hơn sau thời dịch Covid-19 như: Dòng sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh; sản phẩm du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng; du lịch thể thao…

Hiện nhu cầu đi cắm trại để hoà mình vào với thiên nhiên cũng đang được đông đảo người dân quan tâm. Dịp lễ này,g ần Hà Nội đã có những điểm cắm trại vô cùng nổi tiếng, được giới “xê dịch” ưa chuộng có thể kể đến như Sơn Tinh Camp, Hồ Đại Lải, Vườn Quốc gia Ba Vì… Trong nội thành, bạn có thể đến công viên Yên Sở, bãi đá sông Hồng, vườn nhãn Long Biên... là những địa điểm cắm trại rất "nóng" thời gian gần đây.

Hay dù là một điểm đến quen thuộc với người dân thủ đô, Hồ Gươm vẫn là lựa chọn không tồi để bạn và người thân tận hưởng dịp lễ. Dành một buổi trong kỳ nghỉ để dạo quanh Hồ Gươm, đắm chìm trong không khí tươi mát cùng vẻ đẹp vừa trữ tình vừa cổ kính chắc chắn sẽ đem đến cảm xúc thú vị. Nhiều người chia sẻ, dù có đi qua Hồ Gươm thăm các địa điểm đến nổi tiếng như Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn, Tháp Bút... bao nhiêu lần thì vẫn không hết chán cảm giác mà nơi đây mang lại.

Và trong hành trình khám phá địa điểm quen thuộc, người dân có thể thưởng thức ẩm thực nổi tiếng khu phố cổ như: chè Bốn Mùa, chả cá Lã Vọng, kem Tràng Tiền, bún ốc ngõ Chợ Đồng Xuân, khu ẩm thực ngõ Trung Yên...

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Long, Khoa Du lịch học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ, xa hơn ngành du lịch Thủ đô cần chú trọng đa dạng hóa sản phẩm, nhất là sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống, mua sắm và trải nghiệm để kích thích nhu cầu tiêu dùng của du khách. Trong đó, đặc biệt phát triển kinh tế đêm để tăng trải nghiệm cho du khách.

Bởi nếu thử một vài lần ngắm nhìn vẻ đẹp quyến rũ của Hà Nội lúc về đêm khi dạo quanh phố Tạ Hiện để thưởng thức cuộc sống ồn ào của giới trẻ, những quán trà chanh, trà đá, bia hơi... đông đúc, tấp nập; hay thưởng thức âm nhạc đường phố hoặc đến những tụ điểm giải trí của giới trẻ chắc hẳn sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị.

Tận hưởng cuộc sống về đêm ở Hà Nội, nhiều người trẻ còn thích những trải nghiệm khi ngược lên cầu Long Biên để ngắm nhìn chợ nông sản từ trên cao, cảm nhận không khí trong lành bên bờ sông Hồng.

Xây dựng sản phẩm phục vụ ngay chính người Hà Nội

Thông thường, các DN thường tập trung xây dựng sản phẩm du lịch phục vụ du khách đến Hà Nội hay khách Hà Nội đi các địa phương khác nhưng trong thời điểm này, nhiều đơn vị chú trọng xây dựng sản phẩm phục vụ ngay chính người Hà Nội. Bởi không phải ai cũng biết nhiều, hiểu nhiều về văn hóa, lịch sử, các giá trị nhân văn văn của Hà Nội. Việc xây dựng dòng sản phẩm này có tính đặc thù cao, có những trải nghiệm độc đáo.

Hiện nay, thị trường du lịch đang xuất hiện xu hướng du lịch tại chỗ và các DN du lịch nên nắm bắt thị hiếu này. Khách không thể đi xa, đã có những “resort” tại chỗ như: Nghỉ dưỡng, tham quan khách sạn Intercontinental Hanoi Westlake, thưởng lãm cảnh quan hồ Tây. Bên cạnh các thị trường khách đến Hà Nội nhiều như: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ thì chính người Hà Nội cũng muốn trải nghiệm lưu trú ở các khách sạn cao cấp.

Các căn homestay xinh xắn ở nội và ngoại thành cũng giúp cho người dân có một trải nghiệm thú vị mà không tốn quá nhiều chi phí đắt đỏ. Nhiều căn phòng homestay xinh xắn ở hồ Tây hoặc quanh hồ Gươm... đang là lựa chọn không thể thiếu của nhiều gia đình trẻ.

Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cũng cho rằng, các DN, điểm đến đã chủ động tạo ra những sản phẩm độc đáo, riêng có của Thủ đô nhưng thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội mong muốn các DN, điểm đến tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác lâu dài để thu hút khách đến với Thủ đô.

Du lịch Hà Nội nhiều khởi sắc khi mở cửa trở lại
Nhịp tăng trở lại của khách quốc tế
Tổ chức khảo sát dành cho doanh nghiệp tại lễ hội Du lịch Hà Nội 2022
Quảng bá hình ảnh, văn hóa, du lịch Hà Nội nhân dịp SEA Games 31
Linh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Bình luận
Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Mỹ nam phim ăn khách nhất phòng vé Việt đóng phim hợp tác Việt - Hàn

Mỹ nam phim ăn khách nhất phòng vé Việt đóng phim hợp tác Việt - Hàn

Trên trang cá nhân, nam diễn viên Tuấn Trần - nam chính phim "Mai" công bố dự án mới của mình. Đó là phim điện ảnh “Mang mẹ đi bỏ” có sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Nhà hát Opera Hà Nội: Biểu tượng mới của Thủ đô

Nhà hát Opera Hà Nội: Biểu tượng mới của Thủ đô

Làm sống dậy những nét văn hóa truyền thống, nuôi dưỡng lối sống hiện đại và vẽ tương lai bằng những giá trị đương đại tân tiến nhất của thế giới, Nhà hát Opera Hà Nội hứa hẹn là biểu tượng mới, khẳng định tầm vóc đẳng cấp của Thành phố ngàn năm văn hiến.
Vì sao "Lật mặt 8" lại có hai kết phim?

Vì sao "Lật mặt 8" lại có hai kết phim?

Nhiều khán giả sau khi xem "Lật mặt 8" tỏ ra tiếc nuối về kết phim không có hậu vì đạo diễn đã để ông Phước (Long Đẹp Trai) mất tích trong một cơn bão lũ. Tuy nhiên, nếu ai đó kiên nhẫn xem cảnh "after-credit" nhỏ cuối phim sẽ thấy phim có cái kết thứ 2, đó là ông Phước trở về sau nhiều ngày mất tích.
Nam sinh “ẵm” giải Vàng quốc tế

Nam sinh “ẵm” giải Vàng quốc tế

Tham gia kỳ thi Olympic toán quốc tế Turkmenistan 2025, em Nguyễn Phúc Nguyên đến từ Hà Nội là trường hợp đầu tiên của các trường tư thục góp mặt trong đội tuyển Việt Nam thi Olympic Toán quốc tế.
Thành tích "khủng" của cô gái thay mặt tuổi trẻ Việt Nam phát biểu tại Đại lễ 30/4

Thành tích "khủng" của cô gái thay mặt tuổi trẻ Việt Nam phát biểu tại Đại lễ 30/4

Tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam lên khán đài phát biểu là cô gái Huỳnh Mạnh Phương - ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn TP Hồ Chí Minh. Không chỉ sở hữu giọng nói dõng dạc, truyền cảm và ấn tượng, Huỳnh Mạnh Phương còn đạt được chuỗi thành tích vô cùng ấn tượng.
Trường THPT Việt Đức giành giải Nhất tại Liên hoan các ban nhạc học sinh TP Hà Nội

Trường THPT Việt Đức giành giải Nhất tại Liên hoan các ban nhạc học sinh TP Hà Nội

Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh TP Hà Nội năm 2025 chính thức khép lại với các giải thưởng xứng đáng dành cho các đội thi. Ban Tổ chức đã trao 6 giải Chuyên đề, 21 giải Ba, 5 giải Nhì, 2 giải Nhất và 1 giải Đặc biệt. Trong đó, giải Đặc biệt thuộc về THCS và THPT Olympia.
Nghệ nhân Hà Nội đưa bản sắc nón Việt vươn xa

Nghệ nhân Hà Nội đưa bản sắc nón Việt vươn xa

Không dừng lại ở chiếc nón lá mộc mạc quen thuộc, nghệ nhân Tạ Thu Hương đã thổi hồn vào sản phẩm truyền thống bằng sự sáng tạo đầy tâm huyết. Đó là kết hợp nón lá với lụa Hà Đông tạo nên những sản phẩm nghệ thuật vừa giữ gìn nét đẹp làng nghề nón lá truyền thống, vừa là sản phẩm du lịch độc đáo.
Thắp lửa nghề báo từ vùng đất cách mạng lịch sử

Thắp lửa nghề báo từ vùng đất cách mạng lịch sử

Trên hành trình “Về nguồn” tại vùng đất cách mạng Thái Nguyên – “Thủ đô gió ngàn” lịch sử, chúng tôi cảm nhận rõ ràng khí thế hào hùng của một thời kháng chiến cách mạng. Nơi đây, “cây bút là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”, những người làm báo thời kỳ cách mạng đầu tiên của Việt Nam đã vượt qua biết bao khó khăn thời chiến để “giữ vững ngòi bút” như “cầm chắc cây súng”, truyền lửa tinh thần cho những người làm báo thời đại mới.
Kế hoạch triển khai Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Kế hoạch triển khai Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 114/NQ-CP về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 162/2024/QH15 ngày 27/11/2024 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động