Chủ nhật 20/07/2025 21:37

Thành tựu từ mô hình chính quyền điện tử

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Để hướng tới phục vụ người dân tốt hơn nữa, TP Hà Nội đã xác định ưu tiên xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cải hành chính, tạo khung pháp lý cho việc xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, đưa ra các giải pháp để thực hiện cải cách hành chính, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.
Hà Nội áp dụng chính quyền điện tử được đánh giá là hợp xu hướng và cần thiết
Hà Nội áp dụng chính quyền điện tử được đánh giá là hợp xu hướng và cần thiết

Xác định hướng đi đúng, hiệu quả

Xây dựng chính quyền điện tử, thông minh là xu hướng của nhiều TP lớn trên thế giới, Thủ đô Hà Nội cũng đang nỗ lực để bắt kịp xu hướng này. Hà Nội đã có nhiều chủ trương, chính sách, nhiều mục tiêu để hiện thực hóa mô hình chính quyền điện tử đang được TP và các địa phương tích cực triển khai. Theo GĐ Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà, thời gian qua, Hà Nội đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

TP tiếp tục xác định cải cách TTHC là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung rà soát, công bố, công khai các TTHC, xây dựng quy trình nội bộ giải quyết TTHC. Hà Nội đã thực hiện rà soát, đánh giá và phê duyệt số lượng lớn đối với quy trình giải quyết nội bộ TTHC, chủ yếu ở những lĩnh vực liên quan đến nhiều giao dịch hành chính, dịch vụ công ích: Giáo dục, LĐ-TB&XH; Tư pháp; Công thương; GTVT...

Theo bà Vũ Thu Hà, việc đơn giản hóa TTHC, xây dựng quy trình nội bộ giải quyết TTHC đã tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí tuân thủ cho người dân, tổ chức và DN, góp phần cải thiện an sinh xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn TP. Sau khi ban hành và triển khai Kế hoạch xây dựng Quy chế phối hợp liên thông các TTHC; trên cơ sở đó, TP đã phê duyệt Đề án "Liên thông TTHC: Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước – Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp", Quy chế phối hợp thực hiện liên thông một số TTHC thuộc lĩnh vực LĐ-TB&XH.

Đối với các nhóm TTHC liên thông còn lại, TP đang chỉ đạo tập trung rà soát, đánh giá và hoàn thành ngay trong quý I/2022 việc xây dựng quy trình liên thông về: Cấp phép xây dựng (cấp huyện) - Cung cấp thông tin quy hoạch và cung cấp thông tin địa chính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuế, công chứng, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định, quy trình liên thông trong lĩnh vực đầu tư.

Đối với thực hiện Nghị định số 32/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ việc ủy quyền công chức Tư pháp - hộ tịch các phường được ký chứng, đến nay, toàn TP đã có 146/175 phường (đạt tỷ lệ 83,4%) thực hiện ủy quyền cho công chức Tư pháp - hộ tịch.

Đánh giá bước đầu cho thấy, việc Chủ tịch UBND phường ủy quyền cho công chức Tư pháp - hộ tịch ký chứng thực đã giúp nâng cao hiệu quả thực hiện TTHC, đơn giản hóa quy trình, giảm đáng kể thời gian thực hiện, công dân có thể nhận kết quả ngay khi đến giao dịch tại UBND phường, không phải chờ đợi trong nhiều giờ hay phải đi lại nhiều lần.

Việc ủy quyền cũng giúp giảm đầu mối, lược bỏ các bước xử lý nội bộ, tạo điều kiện cho công chức Tư pháp - hộ tịch chủ động hơn trong việc bố trí thời gian giải quyết công việc, giảm áp lực công việc và tăng đáng kể thời gian giải quyết các công việc khác cho lãnh đạo UBND phường.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Hà Nội đã đổi mới công tác tuyên truyền về cải cách TTHC qua mở rộng, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử, các mạng xã hội (Zalo, Facebook), nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, khu dân cư điện tử... Nhiều Sở, ngành, quận, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền các TTHC qua mạng xã hội để người dân nắm, hiểu rõ khi thực hiện TTHC.

Cùng với đó, tăng cường, khuyến khích người dân, tổ chức việc tiếp nhận và trả kết quả tới công dân qua hệ thống bưu chính công ích, hình thức trực tuyến trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của TP, Cổng dịch vụ công quốc gia, đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 trong thực hiện TTHC khi dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đến nay, 100% các Sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đều bảo đảm các biện pháp an toàn phòng, chống dịch trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công.

Nhờ chỉ đạo và triển khai kịp thời, các hoạt động cung ứng dịch vụ công của TP, nhất là một số lĩnh vực thiết yếu, an sinh xã hội: Giáo dục, Y tế, LĐ-TB&XH, vệ sinh môi trường - đô thị, trật tự an toàn xã hội... đều được duy trì, thường xuyên, liên tục, góp phần ổn định các chuỗi cung ứng, sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ của các DN, các hoạt động đời sống dân sinh của người dân, tổ chức sinh sống và làm việc trên địa bàn TP.

Cán bộ Bảo hiểm xã hội Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính cho người dân (Ảnh: Hải Linh)
Cán bộ Bảo hiểm xã hội Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: Hải Linh

Vượt qua khó khăn, chọn hướng đi đúng nhất

Chính quyền điện tử là chính quyền ứng dụng CNTT và truyền thông nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước phục vụ người dân và DN. Bên cạnh đó, Chính quyền điện tử còn đảm bảo tính công khai, minh bạch giúp người dân và DN được các cơ quan quản lý Nhà nước cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn thông qua các dịch vụ công trực tuyến, hạn chế tối đa DN và người dân phải đến trực tiếp các cơ quan Nhà nước khi thực hiện các TTHC.

Thực tế, trong thời gian qua, TP đã xây dựng và vận hành Cổng dịch vụ công TP, hệ thống một cửa dùng chung ba cấp giúp cho người dân tiếp cận, giải quyết TTHC thuận tiện, tiết kiệm, đồng thời giúp cơ quan quản lý điều hành, kiểm soát TTHC tốt hơn. Cổng giao tiếp điện tử TP được nâng cấp, mở rộng trên nền tảng mới, cung cấp kịp thời thông tin chỉ đạo điều hành của UBND TP, tích hợp kết nối dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Tất cả các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn sử dụng phần mềm quản lý văn bản kết nối, liên thông trên môi trường mạng, ứng dụng chữ ký số chuyên dùng theo quy định.

Dẫu vậy, cần phải nhìn nhận lại, với các siêu đô thị như Hà Nội, TP HCM… đang gặp phải những thách thức vô cùng lớn từ tốc độ đô thị hóa nhanh; các vấn đề về quy hoạch, giao thông, an ninh, y tế, giáo dục, năng lượng, ô nhiễm môi trường... Và những khó khăn thách thức này chỉ có thể được giải quyết căn bản nếu phát triển theo định hướng đô thị thông minh. Và để xây dựng, phát triển được Chính quyền điện tử hướng tới TP thông minh, từ TP đến Sở, ngành, quận, huyện, xã, phường đang tích cực hoàn thiện hạ tầng CNTT, tăng kết nối trong xử lý công việc nội bộ và giải quyết TTHC, hình thành những “công dân điện tử”.

Liên quan đến vấn đề này, GĐ Công nghệ, đô thị số và an ninh nội địa của Dell EMC Martin C. Yates cho rằng: “Đã tới lúc các đô thị Việt Nam phải lựa chọn và đưa ra những giải pháp đột phá nhằm xây dựng đô thị thông minh. Nếu chậm trễ sẽ mất đi cơ hội phát triển tương xứng, đồng bộ với khu vực và thế giới”. Muốn có một đô thị thông minh, trước hết phải có một Chính quyền điện tử, quản lý, vận hành đô thị bằng cách ứng dụng CNTT làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, DN và các tổ chức. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản lý Nhà nước.

Có thể nói, Chính quyền điện tử phù hợp với đô thị có mật độ dân cư cao, khắc phục được tầng nấc trung gian, hướng tới chính quyền hiện đại, chuyên nghiệp, phục vụ dân tốt hơn, giải quyết công việc nhanh hơn. Đặc biệt, nó hạn chế được tình trạng tham nhũng. Với chiến lược này, Hà Nội đang đi đúng hướng và nó sẽ giúp Hà Nội phát triển, cũng có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước.

Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 165/KH-UBND về “Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng TP Hà Nội, giai đoạn 2022-2025”.

Theo kế hoạch, mục tiêu tổng quát giai đoạn 2022-2025, TP xác định hoàn thành xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số TP Hà Nội hoạt động minh bạch, hiệu quả, cung cấp các dịch vụ của cơ quan Nhà nước dựa trên nhu cầu của người dân, DN.

Đồng thời, TP cũng sẽ cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan Nhà nước; từng bước cung cấp dữ liệu mở của chính quyền TP để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số; Hà Nội thuộc nhóm 5 địa phương đứng đầu cả nước về phát triển Chính quyền điện tử, hình thành Chính quyền số.

Về một số chỉ tiêu chủ yếu trong việc cung cấp dịch vụ công, TP Hà Nội đặt mục tiêu 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4; 100% DVCTT được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; 100% người dân, DN sử dụng DVCTT được định danh và xác thực hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương…

Giai đoạn 2022-2025, TP cũng đặt mục tiêu tối thiểu 50% dịch vụ công mới của cơ quan Nhà nước có sự tham gia cung cấp của DN hoặc tổ chức ngoài Nhà nước; 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc; 100% cơ quan Nhà nước của TP tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan Nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 100% cuộc họp cấp TP và 80% cấp huyện được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của TP.

Tại quận Long Biên, bộ phận then chốt trong mô hình "chính quyền điện tử" là cổng thông tin điện tử của quận. Ngoài chức năng là trang thông tin điện tử cấp quận, cổng thông tin tạo được nền tảng cho các ứng dụng khác, nhất là tạo môi trường cộng tác và khả năng chia sẻ, liên thông với các đơn vị của TP. Quận Long Biên cũng đã nghiên cứu để nâng cấp Cổng thông tin điện tử.

Theo đó, trên cổng có các dịch vụ dùng chung; các cổng "con" cho các phường, phòng, ban chuyên môn; đồng thời thiết lập cơ chế trao đổi thông tin hai chiều giữa chính quyền với công dân, DN cũng như cung cấp các dịch vụ công cho tổ chức, công dân.

Cùng với đó là việc thực hiện các ứng dụng nội bộ điều hành tác nghiệp trên cơ sở một hạ tầng CNTT thống nhất với các nội dung thiết thực như: Thực hiện mở rộng các tiện ích phần mềm và ứng dụng, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức phục vụ tổ chức, công dân; kết nối phần mềm quản lý hồ sơ của "một cửa" cấp phường với cấp quận để đồng bộ tác nghiệp liên thông hiệu quả; từng bước chồng lớp các thông tin quản lý về đất đai (quy hoạch, biến động thửa đất)...

Song song với đó, quận Long Biên khuyến khích người dân tham gia sử dụng dịch vụ công để đưa mô hình "Chính quyền điện tử" vào phục vụ các "công dân điện tử".

Hình thành trục mô hình “chính quyền số - công dân số”
Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thí điểm mô hình chính quyền đô thị
Thực hiện hiệu quả số hóa dữ liệu hộ tịch, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử
Thái Yên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội ra quân “Ngày cuối tuần xanh tháng 7” tri ân các anh hùng liệt sĩ

Hà Nội ra quân “Ngày cuối tuần xanh tháng 7” tri ân các anh hùng liệt sĩ

Ngày 20/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ Cổ Loa (xã Đông Anh, Hà Nội), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức lễ ra quân điểm chương trình “Ngày cuối tuần xanh tháng 7”, hoạt động mở đầu chuỗi sự kiện hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Kế hoạch tổ chức lễ diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội

Kế hoạch tổ chức lễ diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội

Nhằm kỷ niệm trọng thể 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025), Thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành quy mô lớn tại Quảng trường Ba Đình và một số tuyến đường trung tâm vào sáng 2/9/2025.
Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm cứu nạn vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm cứu nạn vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Đến sáng 20/7, công tác cứu hộ vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 tại vịnh Hạ Long vẫn đang được khẩn trương triển khai trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của bão số 3. Tàu bị nạn đã được trục vớt và kéo vào bờ.
Bộ Xây dựng chỉ đạo khẩn trương tìm kiếm nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại vịnh Hạ Long

Bộ Xây dựng chỉ đạo khẩn trương tìm kiếm nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại vịnh Hạ Long

Trước vụ việc lật tàu du lịch tại vịnh Hạ Long, Bộ Xây dựng đã phát đi công điện khẩn, yêu cầu huy động tối đa lực lượng và phương tiện để nhanh chóng triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn tại Quảng Ninh.
Ra mắt công trình “Ba Đình số hóa - Tuyến phố không rác 24h” trên tuyến phố đẹp nhất của Thủ đô

Ra mắt công trình “Ba Đình số hóa - Tuyến phố không rác 24h” trên tuyến phố đẹp nhất của Thủ đô

Sáng 19/7, phường Ba Đình (Hà Nội) tổ chức lễ ra quân cao điểm phong trào thi đua “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp” và ra mắt công trình “Ba Đình số hóa – Tuyến phố không rác 24h”.
Sân bay Gia Bình được điều chỉnh công suất để hỗ trợ sân bay Nội Bài

Sân bay Gia Bình được điều chỉnh công suất để hỗ trợ sân bay Nội Bài

Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất điều chỉnh quy hoạch tổng thể sân bay quốc gia giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó nổi bật là việc tăng công suất Cảng Hàng không Quốc tế Gia Bình (Bắc Ninh) và giảm tương ứng công suất sân bay Nội Bài (Hà Nội) để đảm bảo khai thác hiệu quả vùng trời.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 20/7 đến ngày 30/7 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 20/7 đến ngày 30/7 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 20/7 đến ngày 30/7.
Những khu vực nào chịu ảnh hưởng mạnh của bão số 3 (bão Wipha)?

Những khu vực nào chịu ảnh hưởng mạnh của bão số 3 (bão Wipha)?

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 20/7, vị trí tâm bão ở khoảng 21,9°N; 113,4°E, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh–Hải Phòng khoảng 630km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118–133km/h), giật cấp 15. Bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20–25km/h.
Dự báo hướng di chuyển và sức ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão WIPHA) mới nhất

Dự báo hướng di chuyển và sức ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão WIPHA) mới nhất

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 7h ngày 20/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 114,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 705km về phía Đông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến công bố điểm chênh lệch 5 tổ hợp truyền thống vào ngày mai (21/7)

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến công bố điểm chênh lệch 5 tổ hợp truyền thống vào ngày mai (21/7)

Ngày 19/7, tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển 2025 diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Tiến Thảo chia sẻ, khác với mọi năm, năm nay điểm trúng tuyển sẽ được quy đổi giữa các tổ hợp, phương thức để tạo công bằng cho thí sinh.
Việt Nam giành 6 huy chương tại Kỳ thi Olympic toán quốc tế

Việt Nam giành 6 huy chương tại Kỳ thi Olympic toán quốc tế

Đội tuyển Việt Nam vừa giành 6 huy chương, xếp thứ 9 trong số các quốc gia tham dự Olympic toán quốc tế 2025, gồm 2 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Đề xuất mức học bổng cho người học các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ chiến lược

Đề xuất mức học bổng cho người học các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ chiến lược

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến của Nhân dân về dự thảo Nghị định quy định chính sách học bổng cho người học các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật then chốt và công nghệ chiến lược. Bộ GD&ĐT đề xuất các mức hỗ trợ cụ thể, tiêu chuẩn cho người học.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động