Thứ bảy 03/05/2025 02:03

Thủ tướng: chuyển trạng thái "xin" sang "chủ động" cung cấp dịch vụ công cho người dân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh số hóa quốc gia, phát triển công dân số toàn diện, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) không có giới hạn, làm càng nhiều càng tốt; cương quyết chuyển đổi trạng thái từ bị động tiếp nhận, giải quyết TTHC sang trạng thái chủ động, phục vụ Nhân dân, DN.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 18/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và triển khai Đề án 06. Đây là những việc "không làm không được, nhưng làm phải có hiệu quả, chuyển mạnh mẽ từ nhận thức thành hành động, mang lại kết quả cụ thể, lợi ích cho quốc gia, dân tộc, cho Nhân dân".

Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và triển khai Đề án 06 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và triển khai Đề án 06 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng chỉ rõ những kết quả đạt được trong triển khai các nhiệm vụ này thời gian qua. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành được triển khai quyết liệt, tổ chức thực hiện được triển khai đồng bộ với quyết tâm cao từ Trung ương đến cơ sở, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội.

Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ngày 9/1/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 57, bảo đảm chất lượng và thời gian theo quy định.

Chính phủ đã kiện toàn và thành lập Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban (đã có 2 bộ, 15 địa phương kiện toàn Ban Chỉ đạo).

Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành 15 nghị quyết, 12 quyết định, 9 chỉ thị, 7 công điện về chuyển đổi số, cải cách hành chính và triển khai Đề án 06. Tổ chức 25 phiên họp và hội nghị trực tuyến toàn quốc về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và triển khai Đề án 06.

Thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06 tiếp tục được tập trung hoàn thiện.

Quốc hội đã ban hành 4 luật và Nghị quyết 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chính phủ đã ban hành 32 nghị định; các bộ đã ban hành theo thẩm quyền 34 thông tư.

Đã đơn giản hóa 379/1.084 TTHC; 63/63 địa phương đã ban hành Nghị quyết miễn giảm phí, lệ phí cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC.

Chuyển đổi số tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 10/2024, Việt Nam đã chính thức thương mại hóa dịch vụ viễn thông 5G. Tốc độ Internet của Việt Nam năm 2024 xếp thứ 37, tăng 7 bậc so với năm 2023. Đưa thêm 1 tuyến cáp quang biển đi quốc tế lớn nhất từ trước đến nay vào hoạt động.

Thủ tướng biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương,... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương,... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ (năm 2024 đạt 28 tỷ USD, tăng 36%). Thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp (tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 57%).

Công nghiệp ICT có bước phát triển khá (doanh thu năm 2024 đạt 152 tỷ USD, tăng 10,9%). Công nghiệp bán dẫn có doanh thu 18,7 tỷ USD với 50 doanh nghiệp thiết kế vi mạch và 6 nghìn kỹ sư thiết kế. Doanh thu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin tăng mạnh (năm 2024 đạt 18 tỷ USD, tăng 38,5%).

Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam (Marvell - thiết kế chip; NVIDIA - nghiên cứu phát triển; SK Hynix - sản xuất bộ nhớ).

Công tác mở rộng cơ sở thu, quản lý thuế, hóa đơn điện tử được triển khai một cách tích cực, hiệu quả, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, bảo đảm cán cân tài chính quốc gia; thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng mạnh (năm 2024 là 116 nghìn tỷ đồng, tăng 19,5%).

Việc triển khai Đề án 06 được thúc đẩy mạnh mẽ, lan tỏa, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường quản lý xã hội và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực (hoàn thành cấp 100% căn cước công dân gắn chip cho công dân đủ điều kiện; kích hoạt trên 61 triệu tài khoản định danh điện tử; cung cấp 40 tiện ích trên ứng dụng VNeID, tăng 27 tiện ích so với năm 2023; làm sạch 45,7 triệu dữ liệu giấy phép lái xe).

Dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại (đã triển khai 58/76 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu; 200 TTHC có thể khai thác để cắt giảm thành phần hồ sơ).

Đã tích hợp Sổ Sức khỏe điện tử và bệnh án điện tử với trên 15,5 triệu thông tin công dân; đưa vào hoạt động Hệ thống điều phối dữ liệu y tế (với 142 cơ sở khám, chữa bệnh tại 29 địa phương sử dụng Bệnh án điện tử). Hơn 2,7 triệu đối tượng chính sách được nhận trợ cấp an sinh xã hội và 79,2% người dân nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản.

Đặc biệt, Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế. Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc, xếp hạng 71/193. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 tăng 2 bậc, xếp hạng 44/133. Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu năm 2024 tăng 8 bậc, xếp hạng 17/194.

Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nhiệm vụ chậm tiến độ.

Chuyển đổi số phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện chỉ khoảng 30% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vùng sâu vùng xa còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận Internet.

Cải cách hành chính chưa được quan tâm đúng mức, công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương có nơi, có lúc còn chậm, hiệu quả chưa cao. Cắt giảm, đơn giản hóa TTHC còn chậm; chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao...

Nhân lực cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và triển khai Đề án 06 còn chưa đáp ứng nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, phân bổ, thái độ làm việc và đạo đức nghề nghiệp; chưa có cơ chế hợp tác công tư trong huy động nguồn lực...

Các đại biểu dự Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu dự Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn

Định hướng thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ 5 quan điểm, tư tưởng chỉ đạo:

Thứ nhất, cải cách bộ máy hành chính và phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số gắn bó chặt chẽ với nhau, thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể.

Thứ hai, cải cách bộ máy hành chính, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu, "không làm không được".

Thứ ba, "Đảng lãnh đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi"; làm có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, không nửa vời, làm việc nào ra việc đó, làm việc nào dứt việc đó.

Thứ tư, cương quyết chuyển đổi trạng thái từ bị động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính sáng trạng thái chủ động, tích cực phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.

Thứ năm, khen chê rõ ràng, kịp thời, đúng lúc, hiệu quả.

Đi đôi với 5 quan điểm, tư tưởng chỉ đạo là 3 công việc quan trọng với các cấp, các ngành, các địa phương, các chủ thể: Thực hiện đẩy mạnh số hóa quốc gia; cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn, làm càng nhiều càng tốt; phát triển công dân số toàn diện. Tinh thần là "bộ máy phải tinh gọn, dữ liệu phải kết nối, quản trị phải thông minh".

Cùng với đó là 3 nhiệm vụ trọng tâm vừa trước mắt vừa lâu dài: Hoàn thiện thể chế thông thoáng, trước mắt đề xuất Quốc hội dùng một luật sửa nhiều luật; phát triển hạ tầng phải thông suốt, đẩy mạnh phát triển phủ sóng 5G, hệ thống cáp quang, vệ tinh, đặc biệt là cơ sở dữ liệu; các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và đào tạo xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nhân lực (từ bình dân học vụ số tới nâng cao, chuyên nghiệp, chất lượng cao).

Chỉ rõ 3 nhiệm vụ cụ thể cần tập trung thực hiện, Thủ tướng yêu cầu: Xử lý các văn bản hành chính và nhất là thủ tục hành chính trên môi trường số; đẩy mạnh, phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt, với lộ trình cụ thể để cần làm tốt hơn nữa; đẩy mạnh thu thuế điện tử, áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, nhất là với dịch vụ ăn uống và bán lẻ.

Về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Thủ tướng yêu cầu xây dựng và trình ban hành Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ và công nghiệp chiến lược, bao gồm phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.

Xây dựng Đề án hình thành các doanh nghiệp công nghệ chiến lược quy mô lớn trong nước để phát triển hạ tầng số, nhân lực số, dữ liệu số, công nghệ chiến lược, an toàn an ninh mạng.

Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Quỹ đầu tư phát triển công nghiệp chiến lược. Xây dựng Chương trình phát triển Chính phủ số và triển khai Chính phủ không giấy tờ và thực hiện chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

Đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động trong năm 2025, các bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu của mình; sớm mở sàn giao dịch dữ liệu số; đẩy mạnh phát triển hệ thống truyền dẫn dữ liệu qua vệ tinh; cáp quang băng thông rộng tốc độ cao…

Phiên họp được kết nối trực tuyến với điểm cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phiên họp được kết nối trực tuyến với điểm cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về cải cách hành chính, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cung cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến, gắn với sắp xếp đơn vị hành chính, không để ách tắc công việc. Đẩy mạnh cắt giảm và xóa bỏ TTHC; chuyển trạng thái "xin" cung cấp dịch vụ công sang trạng thái "chủ động" cung cấp dịch vụ công cho người dân. Trong năm 2025, 100% các sân bay, bến cảng, cửa khẩu ứng dụng công nghệ sinh trắc, nền tảng VNeID.

Để đẩy mạnh triển khai Đề án 06, Thủ tướng chỉ đạo bám sát Chỉ thị số 07/CT-TTg, xây dựng Kế hoạch triển khai, có giải pháp cụ thể, lộ trình chi tiết, đảm bảo "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả", gắn trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân cụ thể.

Các bộ, ngành thực hiện cắt giảm thành phần hồ sơ đối với 324 TTHC có thông tin giấy đã được tích hợp trên tài khoản định danh điện tử; hoàn thành trong Quý II/2025.

Các địa phương khẩn trương hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai, chủ động nghiên cứu phương án tái sử dụng dữ liệu đã số hóa để thực hiện đơn giản hóa đối với 200 TTHC theo thẩm quyền.

Thủ tướng đến thăm nhà máy thịt bò “nghìn tỷ” được đầu tư bởi Vinamilk và Sojitz Nhật Bản
Thực hiện quản trị thông minh và chuyển đổi số để góp phần phòng, chống lãng phí
Phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
Việt An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo chính đảng, các nước gửi thư, điện chúc mừng Việt Nam

Lãnh đạo chính đảng, các nước gửi thư, điện chúc mừng Việt Nam

Nhân dịp Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), cùng với các đoàn đại biểu các đảng, các nước sang dự Lễ Kỷ niệm, nhiều lãnh đạo các chính đảng/các nước đã gửi thư, điện chúc mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cùng các cấp lãnh đạo của Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Cuba

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Cuba

Ngày 30/4/2025, tại thành phố Hồ Chí Minh, ngay sau Lễ kỷ niệm trọng thể 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba (Cu-ba) Salvador Valdes Mesa (Xan-va-đô Van-đết Mê-xa) đang ở thăm Việt Nam và tham dự Lễ kỷ niệm.
Bộ Ngoại giao cảnh báo lời mời chào ra nước ngoài làm “việc nhẹ, lương cao”

Bộ Ngoại giao cảnh báo lời mời chào ra nước ngoài làm “việc nhẹ, lương cao”

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam nâng cao cảnh giác trước những lời mời chào ra nước ngoài làm “việc nhẹ, lương cao”...
Quản lý, bảo vệ môi trường theo nguyên tắc phát triển bền vững

Quản lý, bảo vệ môi trường theo nguyên tắc phát triển bền vững

Triển khai Luật Thủ đô 2024, Hà Nội xác định quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 288-NQ/TW về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật, nhằm đẩy mạnh cải cách thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới. Tổng Bí thư Tô Lâm được phân công làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng đốc thúc tiến độ dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng đốc thúc tiến độ dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, việc mở Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh xuất phát từ tầm nhìn và ý chí, quyết tâm thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.
Cùng chung niềm tự hào, xúc động trong ngày kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Cùng chung niềm tự hào, xúc động trong ngày kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Xúc động, biết ơn, thiêng liêng và tự hào là cảm xúc của những người dân Hà Nội trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đặc biệt khi được xem truyền hình trực tiếp buổi lễ diễu binh, diễu hành sáng 30/4, để từ đó, càng cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị của độc lập, tự do.
Lễ Kỷ niệm 30/4 để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người dân trong nước và bạn bè quốc tế

Lễ Kỷ niệm 30/4 để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người dân trong nước và bạn bè quốc tế

Sáng 30/4, trong không khí tưng bừng, phấn khởi, rực rỡ cờ hoa của Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tại tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1) và một số tuyến đường trung tâm ở TP Hồ Chí Minh, đông đảo cán bộ, chiến sỹ, đồng bào cùng các tầng lớp Nhân dân đã tề tựu chào mừng Lễ Kỷ niệm. Sự kiện cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động