Thứ sáu 24/01/2025 21:42

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ, Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng gần gũi, “núi liền núi, sông liền sông”, có nhiều điểm tương đồng về chế độ chính trị, con đường phát triển, đặc điểm văn hóa - xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Đại Liên, tham dự Hội nghị WEF và làm việc tại Trung Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 26/6/2024, tại Đại lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh.

Trong không khí chân thành, hữu nghị, cởi mở và tin cậy lẫn nhau, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình của mỗi Đảng, mỗi nước; trao đổi tổng thể về sự phát triển của quan hệ hai Đảng, hai nước thời gian qua; cùng chia sẻ những ý kiến sâu sắc, toàn diện về công tác nghiên cứu lý luận, kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn cụ thể của mỗi Đảng, mỗi nước, nhất là những tổng kết, thành quả mới về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam và Trung Quốc về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.

Hai bên bày tỏ vui mừng và nhất trí cho rằng, sau các chuyến thăm lẫn nhau mang ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc (2022) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam (2023), quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc duy trì đà phát triển tích cực và có tiến triển mang tính lịch sử; tin cậy chính trị được củng cố và tăng cường; hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất; giao lưu nhân dân được duy trì và phát huy vai trò lan tỏa tích cực, góp phần tăng cường hiểu biết, tình cảm hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ, Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng gần gũi, “núi liền núi, sông liền sông”, có nhiều điểm tương đồng về chế độ chính trị, con đường phát triển, đặc điểm văn hóa - xã hội. Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và xây dựng phát triển đất nước ngày nay; khẳng định việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Thủ tướng mong muốn trong thời gian tới, các cấp, các ngành hai bên cần tích cực đổi mới tư duy, sáng tạo biện pháp, không ngừng đi sâu quán triệt, đẩy mạnh triển khai thực chất các thỏa thuận và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nhất là Tuyên bố chung về tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược theo định hướng “6 hơn”; quyết tâm phấn đấu giành được nhiều thành tựu thực chất, hiệu quả, thiết thực hơn nữa, hướng đến dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2025.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giới thiệu với Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh một số thành tựu mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể Việt Nam, đặc biệt là những tìm tòi, phát triển, đúc kết lý luận về đường lối Đổi mới, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên cơ sở tổng kết thực tiễn 40 năm Đổi mới; khẳng định sự đúng đắn của các chủ trương, quan điểm phát triển bền vững của Việt Nam cùng với những đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại - an ninh - quốc phòng, xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Bày tỏ coi trọng và hoàn toàn nhất trí với những ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về quan hệ hai Đảng, hai nước, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh nhấn mạnh, Trung Quốc luôn coi quan hệ với Việt Nam là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc; nhất quán ủng hộ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh đường lối Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và không ngừng nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Về hợp tác giữa hai nước thời gian tới, đồng chí Vương Hộ Ninh khẳng định sẵn sàng thúc đẩy cơ quan Chính hiệp các cấp Trung Quốc tăng cường giao lưu trao đổi, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, cùng nhau quán triệt và triển khai tốt nhận thức chung cấp cao, thúc đẩy làm sâu sắc hợp tác thực chất, đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược không ngừng phát triển đi vào chiều sâu theo định hướng “6 hơn” của Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước đã đề ra.

Đánh giá cao những thành quả lý luận quan trọng của Việt Nam, đồng chí Vương Hộ Ninh nhấn mạnh, hai bên cần tăng cường trao đổi lý luận, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.

Nhân dịp này, trên tinh thần “đồng chí, anh em”, đồng chí Vương Hộ Ninh đã đi sâu chia sẻ, giới thiệu với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam một số thành quả sáng tạo mới về lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ Đại hội XX đến nay, nhất là về đường lối “hai kết hợp” (xây dựng chủ nghĩa xã hội kết hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn của Trung Quốc, kết hợp với văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa), “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc”, phát triển “lực lượng sản xuất chất lượng mới”; nhấn mạnh những thành quả lý luận mới nhất của Trung Quốc đã được thể hiện tập trung, hệ thống hóa trong Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới.

Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu các mặt hàng có thế mạnh của Ba Lan Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu các mặt hàng có thế mạnh của Ba Lan
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị; cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí Thư Tô Lâm đã phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tập trung thảo luận 5 nội dung quan trọng, bao gồm tổng kết Nghị quyết 18, đề án tăng trưởng GDP năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, công tác cán bộ và các vấn đề khác
Tổng Bí thư: Đồng bộ các giải pháp, khơi thông để phát triển nhanh và bền vững

Tổng Bí thư: Đồng bộ các giải pháp, khơi thông để phát triển nhanh và bền vững

Tổng Bí thư nhấn mạnh Ban Chấp hành TW thống nhất với Đề án bổ sung phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và tăng trưởng giai đoạn 2026-2030 liên tục đạt 2 con số.
Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ cấu tổ chức các bộ trước ngày 5/2/2025

Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ cấu tổ chức các bộ trước ngày 5/2/2025

Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, ngày 23/1, Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ (gọi tắt là Ban chỉ đạo) ban hành Công văn số 35/CV-BCĐTKNQ18 về việc hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động