Thứ năm 23/01/2025 16:35
Phát triển đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh:

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để phát triển đường sắt đô thị

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bà Nguyễn Phương Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, Hội thảo sẽ là nguồn tư liệu, gợi mở quan trọng để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ cũng như chính quyền các địa phương trong quá trình tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng và vận hành các cơ chế chính sách phù hợp, góp phần thúc đẩy và tạo thuận lợi tối đa cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại các TP lớn của Việt Nam, định hình lại diện mạo các đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, xanh và bền vững.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để phát triển đường sắt đô thị
Ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Công Phương.

Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho phát triển đường sắt đô thị

Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội (có tính kết nối với vùng Thủ đô) và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035. Theo đó, 2 TP phải hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong 12 năm tới.

“Đây là thách thức vô cùng to lớn đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể Nhân dân ở 2 TP. Nếu với cách tiếp cận triển khai và cách làm tương tự như trong thời gian vừa qua thì chắc chắn không thể thực hiện được mục tiêu này” - ông Bùi Xuân Cường khẳng định.

Do đó, lãnh đạo UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã xác định cần tiếp tục tăng cường sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong triển khai chủ trương nêu trên của Bộ Chính trị đối với 2 TP trong thời gian tới.

Để thực hiện được mục tiêu tại Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị đòi hỏi 2 TP phải quyết tâm lãnh đạo để thực hiện quyết liệt, toàn diện, mạnh mẽ và đột phá trên các lĩnh vực, cần có sự phối hợp để triển khai hiệu quả trong công tác quy hoạch, phát triển đô thị, đặc biệt là gắn với mô hình TOD.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để phát triển đường sắt đô thị
Bà Nguyễn Phương Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: Công Phương.

Cùng phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Phương Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đánh giá cao sáng kiến của các cơ quan cũng như sự chủ động trong việc tổ chức Hội thảo, tin tưởng rằng Hội thảo sẽ cung cấp nhiều thông tin, tư liệu mới, giải pháp có giá trị cho chính quyền Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các cơ quan, tổ chức hữu quan để thực hiện thành công việc xây dựng, phát triển hệ thống giao thông đường sắt đô thị chất lượng cao.

Bà Nguyễn Phương Thủy khẳng định, Hội thảo sẽ là nguồn tư liệu, gợi mở quan trọng để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ cũng như chính quyền các địa phương trong quá trình tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng và vận hành các cơ chế chính sách phù hợp, góp phần thúc đẩy và tạo thuận lợi tối đa cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại các TP lớn của Việt Nam, định hình lại diện mạo các đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, xanh và bền vững.

Nhiều tham luận thiết thực cho phát triển đường sắt đô thị

Sáng 17/1, sau phần khai mạc, Hội thảo đã diễn ra chuyên đề “Tổng quan phát triển đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo mô hình TOD” gồm 2 phần: Tổng quan về TOD và Quy hoạch TOD, với 22 bài tham luận của các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để phát triển đường sắt đô thị
Nhiều diễn giả, nhà khoa học nước ngoài tham dự Hội thảo. Ảnh: Công Phương.

Bên cạnh các tham luận về các vấn đề trong thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội và phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, các chuyên gia quốc tế tham dự hội thảo đã chia sẻ về mô hình TOD trong phát triển đường sắt đô thị ở góc độ toàn cầu, góc độ các quốc gia, vùng lãnh thổ và thành phố đã áp dụng rất thành công như: Paris - Pháp; Nhật Bản; Hồng Kông, Quảng Châu, Thâm Quyến - Trung Quốc; Singapore,...

Bài diễn thuyết của Giáo sư Akash Deep - Trường Harvard Kennedy đã đưa ra khái niệm về thu giá trị từ đất, phương pháp thu giá trị đất dựa trên phát triển và các phương pháp tính thuế/phí theo giá trị đất. Tham luận giới thiệu về Mô hình đường sắt kết hợp cùng bất động sản của Hồng Kông, giới thiệu về hệ thống MRT, phân tích tuyến South Island. Tích hợp thu giá trị đất và phát triển cơ sở hạ tầng với phân tích mô hình “đường sắt và bất động sản” của Hồng Kông và ưu, nhược điểm của việc nắm bắt giá trị đất.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để phát triển đường sắt đô thị
PGS. TS. Vũ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức, ĐH Việt Đức trình bày “Chiến lược TOD toàn TP: kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho TP Hồ Chí Minh". Ảnh: Công Phương.

PGS. TS. Vũ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức, ĐH Việt Đức đã trình bày tham luận: “Chiến lược TOD toàn TP: kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho TP Hồ Chí Minh”. Tham luận trình bày các con đường phát triển đô thị, thách thức và sự thay đổi. Trong đó, chiến lược TP là ưu tiên đầu tư phát triển giao thông công cộng (GTCC), thành phố được thiết kế xung quanh việc sử dụng GTCC. Thách thức hiện nay của các đô thị là phụ thuộc vào phương tiện xe ô tô, xe máy, vì vậy tiếp cận bền vững là chìa khóa để phát triển bền vững, cần đổi mới tư duy thay đổi ưu tiên cho đi bộ, xe đạp và GTCC.

Đưa đến một góc nhìn khác, ông Shin Kimura - Giám đốc Kinh doanh quốc tế, Cơ quan phục hưng đô thị Nhật Bản (UR) đã chia sẻ tại Hội thảo tham luận: “Tổng quan về TOD Nhật Bản”. Qua đó, nêu lên những đặc trưng của TOD tại Nhật Bản, bao gồm: TOD Khu vực Tư nhân, TOD Khu vực Chính phủ, Phát triển quanh ga, Phát triển quảng trường ga. Trong đó, mục đích xây dựng một TP nhỏ gọn, dễ sử dụng phương tiện GTCC và không phụ thuộc quá nhiều vào phương tiện cá nhân.

Tham luận cũng trình bày sơ lược ví dụ thực tế TOD tại dự án Tsukuba Express. Bao gồm: Mục đích phát triển; Đề cương chương trình khuyến khích tích hợp đường sắt và phát triển đô thị; Khu Đô thị mới Nagareyama; Dự án phát triển khu đô thị mới Nagareyama; Khung điều chỉnh đất đai; Công cụ thu hồi Giá trị Đất; Tác động (TP Nagareyama) và Quan điểm xúc tiến tích hợp.

Thông qua chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn đúc kết trong suốt lịch sử hình thành và phát triển TOD tại những quốc gia, TP trên thế giới, các tham luận tại hội thảo đã chỉ ra được chìa khóa thành công trong phát triển theo mô hình TOD. Đồng thời phân tích hiện trạng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các chuyên gia tham dự hội thảo đã đưa ra phương hướng, chiến lược để xây dựng, phát triển TOD phù hợp và hiệu quả.

Hội thảo khoa học về Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 17/1 đến ngày 19/1 tại Hà Nội gồm 4 phiên: (1) Tổng quan phát triển đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo mô hình TOD; (2) Giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để phát triển đường sắt đô thị và khu vực TOD; (3) Huy động nguồn lực từ đất đai; (4) Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ và quản lý dự án đường sắt đô thị.

Khai mạc Hội thảo phát triển đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Khai mạc Hội thảo phát triển đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Sáng 17/1, UBND TP Hà Nội và UBND TP HCM đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học phát triển hệ thống đường sắt ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động