Thứ bảy 17/05/2025 09:50

Trao giải cuộc thi viết về “Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội” lần thứ II năm 2021-2022

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 27/9, Ban tổ chức cuộc thi viết về “Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội lần thứ II” năm 2021-2022 đã tổ chức Lễ trao giải cho 16 tác giả có tác phẩm đạt giải và các cá nhân, tổ chức đã có đóng góp nhất định cho việc bảo vệ môi trường Thủ đô và sự thành công của cuộc thi.
Toàn cảnh lễ phát động Cuộc thi viết Bảo vệ môi trường Thủ đô lần thứ II
Toàn cảnh lễ phát động Cuộc thi viết Bảo vệ môi trường Thủ đô lần thứ II

Cuộc thi có 525 tác phẩm tham dự

Đây là lần thứ hai cuộc thi viết về “Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội” được Báo Kinh tế & Đô thị, phối hợp với Sở TN&MT TP Hà Nội tổ chức theo Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 12/01/2022 của TP Hà Nội. Cuộc thi đã tiếp nhận được 525 bài viết từ 317 tổ chức và cá nhân, với 19 loạt bài và 506 tác phẩm đơn lẻ. Trong đó có 13 loạt bài đăng tải trên các báo Trung ương và Hà Nội; 6 loạt bài đăng trên Kinh tế & Đô thị. Tác phẩm đơn lẻ đã có 81 bài được chọn đăng trên Kinh tế & Đô thị, 42 bài đăng tải trên các báo Trung ương và Hà Nội, thời gian đăng từ 1/7/2021-15/6/2022, được gửi tới Cuộc thi. Nội dung tác phẩm dự thi đã đáp ứng yêu cầu đặt ra của cuộc thi, được thể hiện với nhiều thể loại khác nhau: Phản ánh, phóng sự, điều tra, Longform, eMagazine, Multimedia, Megastory,...

Các tác phẩm dự thi tập trung vào 5 chủ đề chính là: Phản ánh và đề xuất các giải pháp xử lý rác thải theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; phản ánh, biểu dương các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP Hà Nội đang có các hoạt động nổi bật bảo vệ môi trường; phản ánh về ô nhiễm không khí, sông hồ, làng nghề; phản ánh về đô thị xanh; phản ánh về công tác quy hoạch cho lĩnh vực liên quan tới môi trường. Qua đó góp phần nâng cao ý thức, nhận thức, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị, tổ chức và người người dân trong việc bảo vệ môi trường TP.

Chia sẻ về cuộc thi, Trưởng Ban tổ chức - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức cho biết, Cuộc thi viết về “Bảo vệ Môi trường trên địa bàn TP Hà Nội lần thứ II” năm 2021-2022, mặc dù diễn ra vào thời điểm dư âm của dịch Covid-19 trong đời sống, kinh tế - xã hội còn ảnh hưởng nặng nề, gây nhiều gián đoạn nên thời gian kể từ khi phát động đến khi kết thúc nhận bài chỉ hơn 3 tháng (11/3 - 15/6), nhưng kết quả cuộc thi đạt được đã vượt ngoài mong đợi về cả quy mô, chất lượng nội dung và thành phần tham dự. Điều đó cho thấy sự quan tâm, ủng hộ của độc giả cả nước với các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường. Cuộc thi lần này đã trải qua 2 vòng thi.

Cụ thể: Ban tổ chức cuộc thi đã lựa chọn được 45/525 tác phẩm vào vòng sơ khảo. Hội đồng sơ khảo sau một tuần làm việc cũng đã chọn được 33/45 tác phẩm vào vòng chung khảo. Sau 10 ngày làm việc nghiêm túc và khách quan, công tâm, Hội đồng chung khảo đã chọn ra 16 tác phẩm đạt giải thưởng.

Cũng theo ông Nguyễn Minh Đức, thời gian qua, các cấp, các ngành của TP Hà Nội đã và đang triển khai nhiều phương án để ứng phó trước những tác động của biến đổi khí hậu; khắc phục tình trạng ô nhiễm về ô nhiễm môi trường nước, rác thải sinh hoạt, ô nhiễm khí thải, tiếng ồn... Đồng hành cùng TP, Kinh tế & Đô thị thời gian qua cũng đã tuyên truyền sâu rộng trên các ấn phẩm của Báo Kinh tế & Đô thị và đã mở chuyên trang về Môi trường, nhằm tuyên truyền sâu hơn về các lĩnh vực môi trường.

“Với tâm thức đó, cuộc thi viết về “Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP lần thứ II” cũng là một trong những cơ hội để phát đi thông điệp kêu gọi người dân, DN và các đồng nghiệp cùng nhau hãy nhân lên những hành động bảo vệ môi trường cho Thủ đô của chúng ta, ngày càng xanh- sạch đẹp và văn minh”, Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.

Trao đổi về cuộc thi, đại diện nhóm tác giả có tác phẩm đạt giải Nhất cuộc thi năm nay “Ao, hồ tại Hà Nội bị "gặm nhấm" trong cơn lốc đô thị hóa” - Nhà báo Phạm Giang, Thư ký tòa soạn tạp chí Kinh tế Môi trường, chia sẻ: Là một người dân đang sinh sống tại Thủ đô Hà Nội, chị cảm thấy rất lo lắng khi diện tích ao hồ, những không gian xanh của Thủ đô ngày càng bị thu hẹp. Bởi vậy, với góc độ người cầm bút, chị cùng các đồng nghiệp đang công tác tại tạp chí Kinh tế Môi trường muốn làm gì đó để nêu lên thực trạng việc biến mất của các ao hồ trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy, tác phẩm đã ra đời nhằm cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng thể về vấn đề “bê tông hóa” ao hồ.

“Có thể nói, cuộc thi viết về “Bảo vệ môi trường TP Hà Nội” như đã góp phần giúp những thông điệp của chúng tôi lan tỏa rộng hơn đến bạn bè, đồng nghiệp, cũng như Nhân dân Thủ đô. Góc độ rộng hơn, cuộc thi đã trở thành nơi đón nhận và truyền tải tiếng nói chung những con người yêu môi trường, muốn đóng góp cho một Thủ đô xanh - sạch - đẹp. Tôi kỳ vọng rằng, trong những năm tiếp theo, cuộc thi sẽ tiếp tục phát triển thêm những chương trình, hành động mang ý nghĩa thiết thực trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô”- nhà báo Phạm Giang nói.

Các đại biểu tham dự lễ phát động thể hiện quyết tâm đưa cuộc thi trở thành một kênh thông tin lớn góp phần bảo vệ môi trường Thủ đô
Các đại biểu tham dự lễ phát động thể hiện quyết tâm đưa cuộc thi trở thành một kênh thông tin lớn góp phần bảo vệ môi trường Thủ đô

Danh sách 16 tác phẩm đạt giải

- 01 Giải Nhất: Tác phẩm (05 kỳ) ” Ao, hồ tại Hà Nội bị "gặm nhấm" trong cơn lốc đô thị hóa” của nhóm tác giả: Phạm Giang, Ngọc Ánh, Bùi Hằng, Nguyễn Cường, Hải Đăng, Ngạc Hiệp, Linh Chi (tạp chí Kinh tế Môi trường). Trị giá giải thưởng là 15 triệu đồng và Giấy Chứng nhận giải của Ban tổ chức.

- 02 giải Nhì: 1.Tác phẩm (05 kỳ) “Hệ thống thủy lợi đang bị ô nhiễm nặng” của tác giả Trọng Tùng (Báo Kinh tế& Đô thị); 2.Tác phẩm (03 kỳ) “Hà Nội trên hành trình hướng đến đô thị xanh” của nhóm tác giả: Đức Hà, Phạm Thảo, Bảo Thoa ( Báo Lao động Thủ đô). Trị giá giải thưởng là 10 triệu đồng/giải và Giấy Chứng nhận giải của Ban tổ chức.

- 03 giải Ba: 1.Tác phẩm “Những công nhân móc cống giữa trời đông” của nhóm tác giả: Hà Quân, Nguyễn Hiền, Nam Trần ( Báo Tuổi trẻ); 2.Tác phẩm (04 kỳ) “Tái chế rác thải - bao giờ hết manh mún?” của tác giả Vũ Khoa (Báo Kinh tế& Đô thị); 3.Tác phẩm (04 kỳ) “Sự nguy hiểm của “BỈM” khi thải ra môi trường” của nhóm tác giả: Nguyễn Tâm, Đào Xuân, Lê Hải, Ngọc Huy, Quang Vũ (Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus - Báo Pháp Luật Việt Nam). Trị giá giải thưởng là 07 triệu đồng/giải và Giấy Chứng nhận giải của Ban tổ chức.

- 10 giải Khuyến khích: 1.Tác phẩm (05 kỳ) “Bãi rác Nam Sơn - những nút thắt cần tháo gỡ” của nhóm tác giả: Trọng Tùng- Vân Nhi- Linh Dương (Báo Kinh tế & Đôthị); 2.Tác phẩm “Đầu ra cho rác thải Hà Nội” của tác giả Mạnh Khánh - Trung Nguyên (Báo Tin tức - Thông tấn xã Việt Nam); 3.Tác phẩm (03 kỳ) "Phân loại rác thải sinh hoạt tại Hà Nội" của tác giả Quang Vũ - Thảo Mộc (Báo Đại biểu Nhân dân); 4.Tác phẩm (03 kỳ) “Để rác thải thành tài nguyên” của tác giả Hoàng Sơn - Nguyễn Mai (Báo Hà Nội Mới); 5.Tác phẩm “Để Hà Nội có những Thanh Khê Xuyên…” của nhóm tác giả: Nguyễn Minh Uyên, Trần Thu Thảo, Nguyễn Lê Tùng Phong (Chuyên trang Người Đưa tin của Tạp chí Đời sống &Pháp luật); 6.Tác phẩm (03 kỳ) “Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế” của tác giả Trần Thịnh An (chuyên trang Pháp luật & Xã hội của Báo Kinh tế & Đô thị); 7.Tác phẩm (03 kỳ) “Giải mã tình trạng ngập úng ở Thủ đô” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa (Báo Tuổi trẻ Thủ đô); 8.Tác phẩm “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050: Cần tích hợp xử lý chất thải rắn” của TS Nguyễn Thị Diễm Hằng (Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội); 9.Tác phẩm (03 kỳ “Xây dựng đô thị thích ứng biến đổi khí hậu “ của nhóm tác giả: Kiều Hương, Chí Dũng, Văn Toản, Đắc Sơn (Báo Nhân dân); 10.Tác phẩm “Phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm: Sớm hiện thực hóa mục tiêu phân loại rác tại nguồn” của Thạc sĩ Lê Thị Trà My (cán bộ UBND Phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm). Trị giá giải thưởng là 05 triệu đồng/giải và Giấy Chứng nhận giải của Ban tổ chức.

Ban tổ chức cũng trao Giấy Chứng nhận khen thưởng và 01 triệu đồng/em cho em Nguyễn Nguyệt Linh (học sinh trường Marie Curie Hà Nội) và em Trần Vũ Gia Hân (học sinh trường chuyên Khoa học Xã hội Nhân văn)- thuộc nhóm Hà Nội Xanh vì đã góp phần thắp lên hành động đẹp bảo vệ môi trường Thủ đô.

Trong khuôn khổ cuộc thi, UBND TP đã trao Bằng khen cho 02 cá nhân và 03 tập thể đã có đóng góp trong công tác bảo vệ môi trường của TP và sự thành công của cuộc thi.
Triển khai ngay Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường
Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động chào mừng Đại hội Đảng các cấp

Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động chào mừng Đại hội Đảng các cấp

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa chính thức ban hành Quyết định số 1340/QĐ-BVHTTDL, phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Quận Hoàn Kiếm trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Quận Hoàn Kiếm trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 14/5, quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 214 đảng viên thuộc Đảng bộ quận.
Nhiều chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhiều chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ ngày 17 đến 18/5, các đơn vị nghệ thuật của Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Đại biểu Quốc hội: chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, đặt trọng tâm vào việc tháo gỡ rào cản

Đại biểu Quốc hội: chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, đặt trọng tâm vào việc tháo gỡ rào cản

Sáng 16/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Bổ sung chế tài xử lý các hành vi lợi dụng tiếp công dân để gây rối

Bổ sung chế tài xử lý các hành vi lợi dụng tiếp công dân để gây rối

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn, các cấp có thẩm quyền phải sớm hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân, đặc biệt là bổ sung quy định về chế tài xử lý các hành vi lợi dụng tiếp công dân để gây rối, ghi hình phát tán sai lệch...
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Ngày 15/5/2025, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên.
Bài cuối: Kiên quyết chống các tư tưởng chia rẽ, nỗ lực xây dựng môi trường mạng xã hội lành mạnh

Bài cuối: Kiên quyết chống các tư tưởng chia rẽ, nỗ lực xây dựng môi trường mạng xã hội lành mạnh

Phải khẳng định mạng xã hội khó kiểm soát nội dung, nhưng không có nghĩa là không kiểm soát. Nỗ lực kiểm soát từ các thiết chế pháp luật, phải đi kèm với nỗ lực của công tác tư tưởng và văn hóa. Quan trọng nhất là xây dựng ý thức của mỗi cá nhân, về thói quen dùng mạng xã hội văn minh, mà thói quen ấy, phần lớn đến từ nền tảng tư tưởng vững chắc.
Bài 1: Âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết bằng những kích động phân biệt vùng miền

Bài 1: Âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết bằng những kích động phân biệt vùng miền

Quan điểm của Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc luôn luôn là: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Với chân lý thiêng liêng đó, dân tộc ta, nôn sông đất nước ta đã xây dựng một ý chí sắt đá, đoàn kết vẹn toàn bảo vệ non sông suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, không một thế lực ngoại bang hay cơ hội trong nước nào có thể phá vỡ được. Tuy nhiên, các thế lực diễn biến hòa bình đang “dựa dẫm” vào cái gọi là mạng xã hội để “gây rối”, kích động trào lưu phân biệt, chia rẽ vùng miền…
Bài cuối: Phát huy vai trò của các cấp Hội Phụ nữ trong bảo vệ nền tảng văn hóa

Bài cuối: Phát huy vai trò của các cấp Hội Phụ nữ trong bảo vệ nền tảng văn hóa

Trong thời đại 4.0 hiện nay, xâm lấn về văn hóa, nguy cơ của các cuộc trà trộn về tư tưởng văn hóa do các thế lực thù địch gây ra luôn thường trực. Vai trò của phụ nữ trong bảo vệ các nền tảng tư tưởng Đảng trong phát triển văn hóa cần được đề cao hơn nữa

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động