Thứ năm 23/01/2025 14:02

Trong tháng 4, Hà Nội có gần 3.000 doanh nghiệp thành lập mới

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong tháng 4, thành phố có 2.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký đạt 24,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7%.
Trong tháng 4, Hà Nội có gần 3.000 doanh nghiệp thành lập mới

Trong tháng 4, Hà Nội có gần 3.000 doanh nghiệp thành lập mới

Cộng dồn 4 tháng đầu năm, Hà Nội có 10,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 93,1 nghìn tỷ đồng.

Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn.

Cũng trong tháng 4, Hà Nội thực hiện thủ tục giải thể cho 330 doanh nghiệp, giảm 1%; 412 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 23%. Cùng với các doanh nghiệp được thành lập mới, trong tháng 4 cũng có khoảng 1.900 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động; 765 doanh nghiệp trở lại hoạt động.

Trong tháng 4, thành phố thu hút vốn FDI từ các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư gần 1.548 triệu USD. Trong đó, cấp mới 30 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 13,9 triệu USD, 17 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 17,8 triệu USD.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 32 lượt, đạt 16,3 triệu USD và 1 lượt giao dịch của nhà đầu tư Nhật Bản (Sumitomo) mua cổ phiếu của VPBank trên sàn giao dịch chứng khoán với giá trị giao dịch đạt 1,5 tỷ USD.

Tính chung 4 tháng đầu năm, toàn thành phố Hà Nội thu hút 1.707 triệu USD vốn FDI, trong đó cấp mới 103 dự án với số vốn đạt 35,2 triệu USD. 50 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 91,8 triệu USD. 105 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 79,9 triệu USD và 01 lượt giao dịch của Nhà đầu tư Nhật Bản (Sumitomo) mua cổ phiếu của VPBank trên sàn giao dịch chứng khoán với giá trị giao dịch đạt 1,5 tỷ USD.

Hà Nội đang tập trung vào một số trọng tâm để thu hút doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư kinh như: Xây dựng các khung quy hoạch và Luật Thủ đô sửa đổi; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hoá, coi đây là tiềm năng, động lực phát triển kinh tế; thúc đẩy công nghiệp theo hướng công nghệ cao, tăng cường phát triển lĩnh vực phần mềm; phát triển nông nghiệp mang sắc thái Thủ đô, đầu tư phục vụ nhu cầu trong nước, phục vụ nhu cầu đặc thù như người nước ngoài tại Việt Nam, sản xuất đặc sản tinh tuý…

Giá thép hôm nay 1/5: Thép trong nước giảm, loạt doanh nghiệp thép báo lãi giảm
Gần 16 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2023
Hà Nội: Định hướng cho doanh nghiệp xuất khẩu tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động