Thứ năm 23/01/2025 06:19
Hà Nội:

Tuyên truyền kỹ năng cho học sinh ứng phó bạo lực học đường, xây dựng trường học an toàn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 24/9, trường THCS Cao Viên (huyện Thanh Oai, Hà Nội) được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội chọn làm điểm tổ chức tuyên truyền chủ đề “bạo lực học đường”. Gần 2.000 học sinh được truyền đạt kỹ năng ứng phó bạo lực học đường, xây dựng trường học an toàn, thân thiện.
Tuyên truyền kỹ năng cho học sinh ứng phó bạo lực học đường, xây dựng trường học an toàn
Các em học sinh xây dựng các tiểu phẩm tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa. Ảnh: T.H

Chủ đề “Bạo lực học đường” trở thành vấn đề thời sự của ngành giáo dục. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trong khoảng 220 nghìn vụ ly hôn hàng năm có đến 70-80% có lý do liên quan đến xung đột, bạo lực gia đình. Số học sinh có bối cảnh bạo lực gia đình liên quan đến bạo lực học đường có tỷ lệ rất lớn.

Hậu quả của bạo lực học đường không chỉ thể hiện xô xát, cãi vã thông thường mà còn gây án mạng đau lòng, rúng động dư luận, xã hội.

Thời gian qua, tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng trong các cơ sở trường học, các bậc học khác nhau, bạo lực giữa học sinh với học sinh, bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh...

Nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ, trẻ em, gia đình và cộng đồng về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em, xây dựng trường học không bạo lực, xây dựng môi trường Thủ đô bình đẳng, an toàn, thân thiện với phụ nữ, trẻ em, Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội tổ chức Chương trình truyền thông “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường - Xây dựng trường học an toàn, thân thiện” tại điểm trường THCS Cao Viên.

Đây là chương trình cụ thể hóa thực hiện Kế hoạch số 32/KH-BTV ngày 07/02/2024 của Hội LHPN thành phố Hà Nội về “Triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2022-2026” năm 2024.

Tại chương trình, gần 2.000 học sinh được truyền đạt kỹ năng ứng phó bạo lực học đường, xây dựng trường học an toàn, thân thiện.

Hưởng ứng sự kiện, các em học sinh tham gia trưng bày, vẽ tranh tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường; xây dựng các tiểu phẩm tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa; tuyên truyền qua các góc truyền thông cho học sinh và phụ huynh về các vấn đề phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường.

Tuyên truyền kỹ năng cho học sinh ứng phó bạo lực học đường, xây dựng trường học an toàn

Các góc truyền thông trưng bày, giới thiệu các bức tranh vẽ về hoạt động phòng chống bạo lực học đường do học sinh thể hiện. Ảnh: T.H

Thông qua chương trình, Ban Thường vụ Hội LHPN TP Hà Nội yêu cầu các cấp hội phụ nữ triển khai thực hiện hiệu quả và tuyên truyền sâu rộng Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 3/6/2021 về thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 19/4/2021 thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 25/4/2022 triển khai chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn TP Hà Nội, Quyết định số 3101/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 phê duyệt Đề án Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2022-2026 nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cán bộ, hội viên, phụ nữ và các tầng lớp Nhân dân về việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện trên địa bàn.

Gắn hoạt động phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em với thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, xây dựng mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch”, trong đó chú trọng tiêu chí có ngôi nhà an toàn, gia đình không có bạo lực, gắn với việc thực hiện Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2026” và các đề án liên quan đến công tác tuyên truyền pháp luật, phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em, xây dựng gia đình văn minh, tiến bộ, hạnh phúc...

Đối với nhà trường, cần thường xuyên trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình học sinh chủ động nắm tình hình con em học hành sa sút, chán học, có hành vi bạo lực.... kịp thời trao đổi với gia đình có biện pháp quản lý và giáo dục.

Phía nhà trường cần chú trọng giáo dục cho các cháu biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ nhau, định hướng nhận thức đúng đắn để các cháu có những lời nói hay, hành động đẹp.

Nhà trường chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, ban ngành chức năng liên quan giải quyết kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và bạo lực học đường của học sinh khi có những vụ việc xảy ra.

Tại buổi truyền thông, các em học sinh được truyền đạt về tinh thần học tập tốt, tôn trọng thầy cô giáo và những người lớn tuổi, nâng cao ý thức kỷ luật, trách nhiệm về việc chấp hành pháp luật, đoàn kết bạn bè, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập, tích cực tham gia sinh hoạt tập thể, các phong trào và các hoạt động bổ ích của nhà trường và xã hội.

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường
Đánh hội đồng bạn học bị xử lý thế nào?
Bạo lực giữa trẻ vị thành niên: dùng bạo lực để giải quyết bạo lực không phải là giải pháp
Quận Ba Đình: Lan toả kiến thức pháp luật đên cán bộ và Nhân dân
Hà Nội: tăng cường công tác phối hợp trong phòng chống bạo lực học đường
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động