Thứ năm 23/01/2025 08:25
Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến:

Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 30/10, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
Bài em chưa viết xong.

Các đại biểu tham dự buổi đối thoại, giao lưu.

Buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động”, là một trong các hoạt động của Báo Lao động Thủ đô và Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức hữu ích liên quan đến Luật Thủ đô và chính sách mới liên quan đến pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, thể hiện phương châm của tổ chức Công đoàn luôn hướng về cơ sở, quan tâm chăm lo toàn diện cho người lao động.

Tham dự buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách có các đại biểu: ông Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội; ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội; ông Nguyễn Đức Nghĩa - Phó Phòng Báo chí xuất bản, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; ông Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị; ông Nguyễn Văn Quang - Phó trưởng Ban Tuyên giáo LĐLĐ TP Hà Nội; ông Nguyễn Mạnh Toàn - Phó Trưởng Phòng Việc làm và An toàn lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội; ông Nguyễn Xuân Hoản - Chủ tịch Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội; ông Phạm Anh Minh - Chủ tịch Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội.....

Về phía đơn vị tổ chức, có ông Nguyễn Văn Bình - Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; bà Lê Thị Bích Ngọc, Bí thư chi bộ, nguyên Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô; bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội; ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô.

Tham gia giải đáp các vấn đề mà đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quan tâm có các khách mời: bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội; Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

Chương trình có sự tham dự của trên 250 cán bộ, Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đến từ các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và đông đảo cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động, bạn đọc theo dõi chương trình trực tuyến trên Báo điện tử Lao động Thủ đô.

Nhiều nội dung mới cùng nhiều chính sách đặc thù, vượt trội trong Luật Thủ đô 2024

Bài em chưa viết xong.

Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh phát biểu khai mạc buổi giao lưu trực tuyến.

Phát biểu khai mạc, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh cho biết, Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới cùng nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội là định hướng và tiền đề để phát triển Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh Thủ đô đang ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh, Nhà nước cũng như TP Hà Nội thường xuyên điều chỉnh, bổ sung các quy định, chính sách cho phù hợp với thực tiễn. Đối với ngành Xây dựng, là một ngành đặc thù, công việc khó khăn, vất vả, rủi ro cao thì các chính sách, chế định để bảo đảm quyền lợi và an toàn sức khỏe luôn là vấn đề thời sự, cần được người lao động quan tâm.

Bài em chưa viết xong.

Các chuyên gia, khách mời tham gia buổi giao lưu, đối thoại.

Các chuyên gia, khách mời tham gia buổi giao lưu, đối thoại. “Nhằm cập nhật kịp thời những chính sách, kiến thức pháp luật mới, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho CNVCLĐ; đồng thời nâng cao trách nhiệm của đơn vị, doanh nghiệp về việc bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động, trong buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách hôm nay, chúng tôi lựa chọn chủ đề “Tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và các chính sách mới liên quan đến người lao động” là nội dung thiết thực. Tham gia chương trình, khách mời là những nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý vừa am hiểu sâu sắc kiến thức pháp luật vừa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, sẵn sàng trả lời, giải đáp các vấn đề mà đoàn viên, người lao động quan tâm”, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô nhấn mạnh.

Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp

Tham gia giải đáp có bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Chương trình có sự tham dự của trên 250 cán bộ, Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đến từ các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và đông đảo cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động, bạn đọc theo dõi chương trình trực tuyến trên Báo điện tử Lao động Thủ đô.

Bài em chưa viết xong.
Anh Lương Mạnh Hùng (Công ty Nước sạch Hà Nội) hỏi về Luật Thủ đô.

Tại hội nghị, bà Phạm Thị Thanh Hương cũng chia sẻ về tổ chức chính quyền Thủ đô. Theo đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã chỉnh lý nhiều quy định quan trọng, bảo đảm tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Luật quy định chính quyền địa phương ở thành phố, quận, huyện, thị xã thuộc thành phố, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm HĐND-UBND.

Trả lời câu hỏi về mức thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ của Hà Nội có thay đổi không? Bà Phạm Thị Thanh Hương cho rằng, theo khoản 3 điều 15 Luật Thủ đô 2024, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan sau đây sẽ được hưởng thu nhập tăng thêm theo năng lực, hiệu quả công việc: cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp công lập được đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên do Thành phố quản lý.

Theo Khoản 1 điều 35 Luật Thủ đô 2024, Hội đồng nhân dân Thành phố được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do trung ương ban hành để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này; tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.

Yêu cầu cắt điện, nước trong trường hợp thật cần thiết

Giải đáp về câu hỏi các công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm như thế nào thì bị áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước? Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, theo quy định tại khoản 2, điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Bài em chưa viết xong.
Bà Phạm Thị Thanh Hương chia sẻ về Luật Thủ đô tại buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến.

Cụ thể, công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai;

Công trình xây dựng thuộc diện phải thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy, chữa cháy nhưng được tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền; công trình thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đã được thẩm duyệt;

Công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy mà đã đưa vào hoạt động; cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy; công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền.

Bài em chưa viết xong.
Luật sư Nguyễn Văn Hà giải đáp các câu hỏi của đại biểu.

Cùng giải đáp về câu hỏi trên, luật sư Nguyễn Văn Hà cho biết, điện, nước là nhu cầu tất yếu của người dân, là quyền con người, quyền công dân và Thành phố phải đảm bảo cung cấp điện nước đáp ứng nhu cầu của người dân nhưng cũng sẽ có những trường hợp như các công trình vi phạm thì buộc phải ngừng cấp điện, cấp nước. Khi đó thì sẽ phải thực hiện theo quy trình ví dụ như thông báo lần 1, lần 2… mà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ ngừng cấp điện, nước.

Trong Luật Thủ đô sử dụng từ “ngay” là để thể hiện quan điểm thực hiện triệt để quy định của pháp luật, tạo tâm lý cho người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật nhưng không có nghĩa là cắt ngay lập tức. Còn thời gian là bao nhiêu ngày sau khi thông báo thì khi có văn bản hướng dẫn thi hành Luật thì sẽ có những quy định cụ thể.

Người lao động quan tâm đến BHXH, BHYT

Tại buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, nhiều cán bộ, công nhân đã đặt câu hỏi về việc tham gia BHXH, BHYT, người có từ 2 hợp đồng, người làm công việc độc hại, nghỉ hưu sớm,...

Trả lời câu hỏi của người tham gia, bà Dương Thị Minh Châu thông tin, trường hợp NLĐ đồng thời có từ 2 Hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp theo Hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo Hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo từng Hợp đồng lao động.

Bài em chưa viết xong.
Bà Dương Thị Minh Châu giải đáp các câu hỏi tại hội nghị.

Đồng thời, bà Dương Thị Minh Châu còn chia sẻ thông tin về điều kiện hưởng chế độ thai sản. Theo đó,đối với lao động nữ sinh con là: phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Bên cạnh đó, bà Dương Thị Minh Châu còn giải đáp câu hỏi của người lao động về tham gia BHXH gián đoạn có được tính là liên tục không. Thông tin đến người đặt câu hỏi, bà Dương Thị Minh Châu cho hay, theo quy định của pháp luật thời gian gián đoạn tham gia bảo hiểm y tế không quá 3 tháng thì vẫn được tính là tham gia liên tục.

Xin được lưu ý, đối với NLĐ khi chuyển công tác, có thời gian ngắt quãng, hoặc các cháu học sinh tốt nghiệp lớp 12 trong thời gian chưa vào đại học, sinh viên tốt nghiệp đại học mà chưa đi làm có thời gian ngắt quãng thì nên tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, bảo hiểm y tế tự nguyện để tránh bị quá 3 tháng dẫn đến bị mất quyền lợi liên tục.

Việc tham gia bảo hiểm y tế tư nguyện hộ gia đình thì mất khoảng hơn 1,2 triệu/năm, có thể mua tại bất cứ quận, huyện nào nơi người lao động cư chú hoặc tại đại lý thu của cơ quan BHXH Hà Nội.

Lan toả tuyên truyền tới từng cán bộ, người dân Lan toả tuyên truyền tới từng cán bộ, người dân

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, để Luật Thủ đô 2024 sớm đi vào cuộc sống, đề ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động