Thứ năm 23/01/2025 06:07

Ukraine nhận 1 tỷ USD viện trợ từ tài sản Nga bị đóng băng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thủ tướng Ukraine - Denys Shmyhal thông báo nước này đã chính thức nhận được 1 tỷ USD viện trợ, nguồn tiền được trích từ lãi suất của tài sản Nga bị phong tỏa. Đây là khoản chi đầu tiên trong gói vay trị giá 50 tỷ USD theo sáng kiến của G7 nhằm hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến kéo dài với Nga.
Ukraine nhận 1 tỷ USD viện trợ từ tài sản Nga bị đóng băng
Tổng thống Volodymyr Zelensky ký lên tên lửa hành trình SCALP do Pháp viện trợ. (Ảnh: OFPU)

Theo Thủ tướng Shmyhal, khoản tiền này nằm trong gói vay 20 tỷ USD mà Mỹ cam kết phân bổ cho Ukraine thông qua Ngân hàng Thế giới (WB). Lãi suất từ tài sản Nga bị đóng băng là nguồn đảm bảo chính để duy trì khoản vay này. Đây là kết quả của sáng kiến được G7 thống nhất vào tháng 6/2023.

Bộ Tài chính Mỹ đã chuyển 20 tỷ USD vào WB hôm 10/12 vừa qua, với mục tiêu cung cấp các khoản vay nhanh chóng cho Ukraine. Liên minh châu Âu (EU) cam kết đóng góp thêm 20 tỷ USD, trong khi các quốc gia khác như Anh, Nhật Bản và Canada sẽ bổ sung 10 tỷ USD, nâng tổng số tiền hỗ trợ lên 50 tỷ USD.

Từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga đã bị phong tỏa bởi Mỹ và các đồng minh phương Tây. Dù Nga không thể tiếp cận số tiền này, lãi suất phát sinh từ tài sản vẫn tiếp tục gia tăng.

Ban đầu, Washington muốn sử dụng trực tiếp số tiền bị phong tỏa để viện trợ cho Ukraine, nhưng vấp phải sự phản đối của EU – nơi phần lớn tài sản này được lưu giữ. Để đạt thỏa thuận, G7 quyết định sử dụng lãi suất từ tài sản Nga để làm đảm bảo cho khoản vay lớn, giúp Ukraine nhận viện trợ nhanh chóng mà không cần rút gốc từ số tiền bị đóng băng.

Điện Kremlin đã nhiều lần lên án quyết định này, gọi đó là “hành vi trộm cắp” và khẳng định sẽ tiến hành các hành động pháp lý chống lại những cá nhân và quốc gia liên quan. Người phát ngôn Điện Kremlin - Dmitry Peskov tuyên bố Moscow sẽ không khoanh tay đứng nhìn tài sản quốc gia bị tịch thu.

Trong khi đó, Ukraine đánh giá cao viện trợ từ Mỹ và G7. Thủ tướng Shmyhal bày tỏ kỳ vọng toàn bộ tài sản Nga sẽ sớm bị tịch thu và sử dụng cho quá trình tái thiết đất nước sau chiến tranh.

Từ năm 2022, chính phủ, quân đội và các dịch vụ công của Ukraine hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ quốc tế. Việc duy trì xung đột với Nga đã khiến nền tài chính Ukraine rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Tháng 11/2024, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ký duyệt ngân sách năm 2025, trong đó dự kiến thu ngân sách 49 tỷ USD nhưng chi tiêu lên đến 87 tỷ USD. Viện trợ quốc tế đóng vai trò sống còn trong bối cảnh Ukraine đang nỗ lực duy trì cuộc chiến và tái thiết đất nước.

Khoản viện trợ 1 tỷ USD này là bước khởi đầu quan trọng trong việc hỗ trợ Ukraine đối phó với thách thức dài hạn từ Nga.

Hội nghị Thượng đỉnh EU tập trung thảo luận về chiến lược hỗ trợ Ukraine Hội nghị Thượng đỉnh EU tập trung thảo luận về chiến lược hỗ trợ Ukraine
Nga thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm Oreshnik Nga thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm Oreshnik
Tuấn Khang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động