Thứ sáu 24/01/2025 00:36

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nước mía là loại đồ uống được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?
Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?
Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?

Nước mía là loại đồ uống được nhiều người ưa chuộng trong mùa hè. Tuy nhiên, uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? là băn khoăn của rất nhiều người? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nước mía là gì?

Nước mía là chất lỏng ở dạng siro, có vị ngọt được ép từ cây mía. Nó thường được bán bởi những người bán hàng rong. Hơn nữa, nó còn được hoà trộn với các loại nước ép khác cùng với đá lạnh để mang lại cảm giác giải khát cho mọi người.

Nước mía còn được sử dụng để tạo ra đường mía, đường nâu, mật đường và đường thốt nốt. Hơn nữa, mía còn được sử dụng làm rượu rum. Ở Brazil, mía còn được lên men và sử dụng sản xuất rượu cachaca.

Nước mía hầu như bao gồm đường tinh khiết. Thành phần nước mía bao gồm: khoảng 70 -75% là nước được chứa trong nước mía, 10 -15% chất xơ và 13 -15% đường dưới dạng sacrose giống như đường ăn. Trên thực tế, nước mía chính là nguồn tạo ra các loại đường được sử dụng trên toàn thế giới.

Nước mía khi ở dạng chưa qua chế biến, thì nó là nguồn tốt cung cấp các chất chống oxy hoá như: Phenolic và flavonoid. Những chất chống oxy hóa này là lý do chính khiến cho một số người cho rằng nước mía là đồ uống có lợi cho sức khỏe.

Hơn nữa, bởi vì nước mía không được chế biến như hầu hết các đồ uống có đường khác, nên nước mía còn giữ lại rất nhiều vitamin và khoáng chất. Không những vậy, nó còn chứa các chất điện giải như kali. Một số nghiên cứu đã tìm thấy tác dụng hydrat hóa của nước mía.

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?

Mía, nước mía có thành phần gồm 70% là đường tự nhiên, chứa protein, rất nhiều khoáng chất như photpho, canxi, kẽm, kali,… cùng nhiều loại vitamin như vitamin A, C, B1, B2. Như vậy, mía hay nước mía là loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe nếu được sử dụng một cách phù hợp.

Tuy nhiên, bất cứ loại thực phẩm nào dù giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe đến đâu nếu sử dụng quá độ đều sẽ mang lại những tác động xấu cho người sử dụng. Mía hay nước mía cũng như vậy.

Tác dụng phụ lớn nhất khi tiêu thụ quá nhiều mía, nước mía chính là dư thừa calo, dễ tăng cân, đối với những người có tiền sử tiểu đường thì càng không nên uống quá nhiều nước mía.

Đối với người béo phì, không nên ăn mía, uống nước mía quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Bởi ngoài thành phần là đường tự nhiên, trong mía, nước mía còn chứa một lượng lớn chất béo.

Đối với phụ nữ đang mang thai, có thể sử dụng mía với liều lượng vừa phải để giảm nghén, tránh sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Thời điểm sử dụng nước mía tốt nhất là buổi chiều. Sau bữa cơm 2 tiếng bạn có thể dùng mía hoặc sau khi lao động, vận động mệt nhọc thì uống nước mía rất tốt cho sức khỏe. Tuyệt đối nên tránh uống nước mía vào ban đêm, vì lượng calo dư thừa trong mía sẽ khiến tăng nguy cơ bị béo phì.

Bệnh tiểu đường kiêng gì và bệnh tiểu đường có được uống nước mía không? Như đã biết, giống như các loại đồ uống nhiều đường khác, nước mía là một lựa chọn hạn chế nếu bị bệnh tiểu đường.

Nhưng với quan điểm khác cho rằng lượng đường khổng lồ của nó có thể làm tăng lượng đường trong máu - đây là tình trạng nguy hiểm đối với người bệnh tiểu đường. Vì thế, nếu bị bệnh tiểu đường nên tránh đồ uống này hoàn toàn.

Đọc bài viết này bạn chắc chắn đã có câu trả lời với việc uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? rồi chứ.

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động