Chủ nhật 11/05/2025 16:23

Về hưu vẫn phải mưu sinh vì lương hưu không đủ sống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Với mức tăng dự kiến 15% và bắt đầu áp dụng từ ngày 1/7/2024, nhiều người hy vọng mức lương hưu sẽ được cải thiện và giúp họ có thể không phải quá chật vật khi mưu sinh giữa “cơn bão giá”’.
TS. Bùi Sỹ Lợi - chuyên gia cao cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội       	Ảnh: H.N
TS. Bùi Sỹ Lợi - chuyên gia cao cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội. Ảnh: H.N

Tại các TP lớn nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, không khó để bắt gặp những người già, người quá tuổi lao động vẫn đang “quay cuồng” trong nhịp mưu sinh, vẫn nằm trong “dòng chảy” của công việc.

Có nhiều lý do giải thích cho việc ngày càng nhiều người lớn tuổi vẫn miệt mài với công việc, như: Có người làm vì đam mê, có người vì kinh nghiệm nên được mời làm cố vấn... nhưng số lượng này thường chiếm rất ít, phần lớn còn lại vẫn tiếp tục đi làm sau khi nghỉ hưu là do đồng lương hưu ít ỏi không đủ đảm bảo cho họ được cuộc sống tối thiểu, nhất là trong thời bão giá như hiện nay.

Ông Vương Văn Thủy (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), năm nay đã ngoài 60 tuổi, từng là công nhân công ty than ở Quảng Ninh, nên dù chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng do làm việc trong môi trường độc hại nên ông được về hưu trước tuổi. Dù có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng khi cầm quyết định về hưu cách đây 12 năm, mức lương hưu mà ông Thủy nhận được khi đó chỉ là hơn 4 triệu đồng/tháng.

Với mức lương hưu đó, ông Thủy phải nhận thêm công việc làm thợ sửa chữa máy tại huyện Hoài Đức để có thêm nguồn thu nhập, giúp ông và gia đình không quá chật vật để mưu sinh giữa Thủ đô.

Qua nhiều lần điều chỉnh, hiện ông Thủy đang hưởng mức lương hưu là 5,9 triệu đồng/tháng, cộng thêm lương đi làm thêm thì tổng thu nhập hiện tại của ông Thủy vào khoảng 10 triệu đồng/tháng. Theo ông Thủy thì số tiền này không quá nhiều nhưng cũng tạm đủ để sinh sống tại Hà Nội.

Ông Thủy cho biết: “Tại công ty tôi đang làm hiện nay, số người đã về hưu nhưng vẫn đi làm thêm thì không phải là hiếm. Có nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn đều vì mục đích trang trải cuộc sống khi mà mức lương hưu chúng tôi nhận được không đủ đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày”.

Cũng như ông Thủy, hiện nhiều công nhân, người lao động, viên chức tại Hà Nội dù đã nghỉ hưu nhưng vẫn tìm kiếm việc làm thêm như: bảo vệ, chạy xe ôm... vì lương hưu không đủ để trang trải cuộc sống.

Dù chưa có sự thống nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ LĐTB&XH nhưng thông tin việc lương hưu dự kiến tăng 15% và sẽ áp dụng từ 1/7/2024 khiến nhiều người phấn khởi và bàn tán. Nhiều người hy vọng với mức tăng này sẽ giúp họ có được mức lương hưu tốt hơn vào mỗi tháng và qua đó kéo theo cuộc sống cũng đỡ chật vật hơn.

Cần khẳng định rằng, tăng lương hưu là một việc làm nhân văn của Nhà nước ta. Việc này cho thấy Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến đời sống của người dân và kịp thời đưa ra những chính sách nhằm đảm bảo được vấn đề an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi - chuyên gia cao cấp của Bộ LĐTB&XH, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, việc đề xuất tăng lương dựa trên 2 yếu tố. Yếu tố thứ nhất là dựa trên tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế phát triển thì người dân, kể cả người đang làm, đang cống hiến và người không còn cống hiến mà hưởng lương hưu thì đều phải được hưởng lợi.

Mặt khác, khi tăng lương, chắc chắn sẽ dẫn đến trượt giá. Tiền lương phải đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và phải bù được trượt giá. Vì vậy, mức tăng cho người về hưu từ 10-15% là hợp lý.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cũng nhấn mạnh thêm việc, cần chú ý đến 2 đối tượng về hưu trước năm 1995 và từ 1/7 tới đây. Cụ thể, khi mà chúng ta đang cải cách tiền lương theo vị trí việc làm, khuyến nghị để đảm bảo công bằng của vị trí việc làm của các năm trước với các năm sau này thì nên điều chỉnh tốc độ tăng cho người về hưu trước năm 1995 cao hơn một chút của người về hưu sau này để giảm bớt khoảng cách chênh lệch của những người đang hưởng lương hưu.

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, mức đóng BHYT khi cải cách tiền lương
Đề xuất tăng lương cho người hưu trí ở mức nào là phù hợp?
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương
Thái Phương - Vương Yến
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Bình luận
Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nhiều chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhiều chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ ngày 17 đến 18/5, các đơn vị nghệ thuật của Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm cấp cao với Tổng thống Vladimir Putin, mở ra những định hướng lớn cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong kỷ nguyên mới.
Đề xuất phân cấp cho địa phương trong điều chỉnh quy hoạch tỉnh sau sắp xếp đơn vị hành chính

Đề xuất phân cấp cho địa phương trong điều chỉnh quy hoạch tỉnh sau sắp xếp đơn vị hành chính

Sáng 9/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch. Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật là bổ sung quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 để đáp ứng yêu cầu sắp xếp lại đơn vị hành hành chính cấp tỉnh theo hướng đơn giản hóa và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Khơi dậy mọi nguồn lực xã hội, cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/10/2025

Khơi dậy mọi nguồn lực xã hội, cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/10/2025

Sáng 11/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Kinh tế & Đô thị trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Động lực mới cho phát triển kinh tế".
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: thu hút nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: thu hút nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Thủ tướng nhấn mạnh, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế nhằm thu hút nguồn lực, phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phục vụ thực hiện 3 đột phá chiến lược.
Ngồi nhà lấy số thứ tự: tiện ích mới từ Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội

Ngồi nhà lấy số thứ tự: tiện ích mới từ Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội

Hà Nội đang thí điểm mô hình đăng ký lấy số thứ tự trực tuyến khi thực hiện thủ tục tại Trung tâm Phục vụ hành chính công.
Vai trò của báo chí trong truyền thông trách nhiệm xã hội và gắn kết cộng đồng

Vai trò của báo chí trong truyền thông trách nhiệm xã hội và gắn kết cộng đồng

Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Lê Hoàng Anh cho rằng, báo chí là cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội và người tiêu dùng, cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với Nhà nước và các cơ quan chức năng.
Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, việc mở Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh xuất phát từ tầm nhìn và ý chí, quyết tâm thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động