Thứ sáu 24/01/2025 12:11

Vi khuẩn ăn thịt người có chữa được không?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người có chữa được không là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm kiến thức về bệnh vi khuẩn ăn thịt người.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do vi khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn ăn thịt người này sống trên bề mặt nước và trong đất, đặc biệt là bùn đất, lây sang người qua vết trầy xước trên da hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất hay giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn, nhất là vào mùa mưa. Tại Việt Nam, khoảng 70% ca vi khuẩn ăn thịt người Whitmore nhập viện trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11. Số bệnh nhân tăng tỷ lệ thuận với lượng mưa.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore gặp ở tất cả độ tuổi, cả nam và nữ, phần đông là người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước. Người có các bệnh mạn tính như đái tháo đường, thận, phổi, suy giảm miễn dịch... dễ mắc vi khuẩn ăn thịt người này. Y văn thế giới ghi nhận trẻ em mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore chiếm tỷ lệ 5-15% tổng số ca. Bệnh vi khuẩn ăn thịt người hiện chưa có vaccine phòng ngừa.

Vi khuẩn ăn thịt người có chữa được không?

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng.

Bệnh nhân sốt, với các kiểu như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài; suy hô hấp; loét da; viêm đường tiết niệu; viêm phổi; áp xe ở gan; lách; nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng...

Do bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…

Không những khó chẩn đoán, bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore còn khó điều trị. Bệnh vi khuẩn ăn thịt người cũng có tỷ lệ tử vong cao (khoảng 40%). Ngoài nguyên nhân do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng gây tử vong, theo PGS Cường, dù chẩn đoán đúng, bệnh nhân nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong.

Ngoài ra, không ít bệnh nhân bỏ cuộc do việc điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người lâu dài, tốn kém. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh vi khuẩn ăn thịt người cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động