Chủ nhật 20/04/2025 13:10

10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2022

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhiều biến động trong năm qua đã làm thay đổi cục diện chính trị ở các khu vực cũng như quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu với bạn đọc 10 sự kiện thế giới nổi bật trong năm 2022 do độc giả bình chọn.
Năm 2022 khép lại với nhiều biến động và thách thức to lớn, đem đến nhiều hệ lụy và tác động đa chiều, đa lĩnh vực ở tầm toàn cầu, đồng thời được dự báo có thể còn kéo dài trong nhiều năm tới
Năm 2022 khép lại với nhiều biến động và thách thức to lớn, đem đến nhiều hệ lụy và tác động đa chiều, đa lĩnh vực ở tầm toàn cầu, đồng thời được dự báo có thể còn kéo dài trong nhiều năm tới

1. Bùng nổ xung đột Nga - Ukraine

Vào ngày 24/2, Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề nhằm vào Nga liên quan đến hoạt động quân sự này. Gần 1 năm chiến sự Nga - Ukraine đã điều chỉnh trật tự thế giới và rất nhiều điều khác một cách đáng kinh ngạc. Thời gian tới, nếu cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn, Nga và Ukraine sẽ phải chịu thêm thiệt hại về khí tài, và xung đột sẽ tác động tới nhiều điều trên thế giới.

Ngoài ra, không chỉ các nước châu Âu ở gần khu vực chiến sự mới chịu nhiều tác động, người dân ở các khu vực khác như Trung Đông và châu Phi cũng đang chịu áp lực lớn khi tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine lan ra toàn cầu.

2. Mặt trận mới trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung

Tổng thống Mỹ Joe Biden mới ký một đạo luật với khoản đầu tư lớn chưa từng có cho lĩnh vực sản xuất chip và nghiên cứu khoa học. Đây là đạo luật về kinh tế hiếm hoi nhận được sự đồng thuận nhanh chóng của lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Đạo luật mới nhận được sự đồng thuận hiếm hoi của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ với mục tiêu phục hồi ngành công nghiệp chip đang dần tụt hậu của nước này, đặc biệt là tăng cường cạnh tranh địa chính trị trong ngành công nghiệp bán dẫn - lĩnh vực được nhận định là mặt trận mới trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.

3. Nhiều nước đang phát triển nguy cơ tiếp bước Sri Lanka

Cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở Sri Lanka đã kéo theo khủng hoảng chính trị khi cả Thủ tướng và Tổng thống quốc gia này đã phải từ chức để mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử. Điều đáng nói là kịch bản mà Sri Lanka đang phải đối mặt có nguy cơ lặp lại ở một số nền kinh tế đang phát triển, theo cùng một quy trình là các tác động kinh tế từ bên ngoài như lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng cộng với những bất ổn tài chính bên trong. Một số cái tên đang được nhắc đến nhiều nhất trong nguy cơ này là Ghana, Tunisia, El Salvado, Ai Cập, Pakistan, thậm chí cả Argentina.

4. Những động thái răn đe hạt nhân giữa phương Tây và Nga

Trong bước đi đầy bất ngờ, Mỹ mới đây quyết định đẩy sớm kế hoạch triển khai loại bom hạt nhân được nâng cấp tại châu Âu. Cùng với các cuộc tập trận hạt nhân của Nga và NATO thời gian gần đây, bước đi này của Mỹ được xem là có thể đẩy tình hình an ninh ở châu Âu leo thang lên bước nguy hiểm mới khi các bên dường như đang nỗ lực răn đe lẫn nhau bằng vũ khí hạt nhân.

5. Bầu cử giữa kỳ - cuộc sát hạch với Tổng thống Joe Biden

Ngày 8/11, người dân Mỹ đã đi bỏ phiếu để bầu lại toàn bộ Hạ viện và 1/3 Thượng viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Dù tên của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden không xuất trên lá phiếu, nhưng cuộc bầu cử này được cho là một cuộc sát hạch với ông Joe Biden, với tác động rất lớn đến hai năm nhiệm kỳ còn lại cũng như tác động tới xu hướng chính trị Mỹ.

6. Thông điệp của Triều Tiên khi củng cố năng lực tên lửa ICBM

Năm 2022 đánh dấu việc Triều Tiên tiến hành tần suất và số lượng các vụ thử tên lửa với mức độ chưa từng có. Vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17 vào tháng 11 vẫn đang thu hút sự chú ý từ cộng đồng quốc tế với hàng loạt diễn biến nóng tiếp sau đó, gây lo ngại đến sự ổn định của bán đảo Triều Tiên. Vụ thử lần này được Triều Tiên xác nhận là thành công dường như mang nhiều thông điệp hơn cả và cũng khiến Mỹ và các đồng minh khu vực “đứng ngồi không yên”.

7. Ấn Độ thành Chủ tịch G20

Từ ngày 1/12, Ấn Độ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Đây là lần đầu tiên Ấn Độ giữ cương vị này, và Thủ tướng Narendra Modi gọi sự kiện này là “niềm tự hào của mỗi người dân Ấn Độ”. Giới quan sát nhận định, đảm nhận chức Chủ tịch G20 là “cơ hội vàng” giúp Ấn Độ định hình tầm nhìn phát triển của đất nước, nhưng kèm theo đó là không ít thách thức khi thế giới đang đối mặt với hàng loạt cuộc khủng hoảng và bất đồng giữa các trục quan hệ ngày càng nới rộng.

8. Tròn 60 năm Mỹ cấm vận kinh tế Cuba

Ngày 7/2/2022 đánh dấu tròn 60 năm Mỹ áp đặt lệnh cấm vận kinh tế với Cuba. Đây là lệnh cấm vận lâu dài, khắc nghiệt và toàn diện nhất trong lịch sử hiện đại, khiến kinh tế Cuba thiệt hại tới 150 tỷ USD, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân nước này. Trong nhiều năm qua, Cuba và cộng đồng quốc tế đã liên tục kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận này, bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương của Mỹ đi ngược các cam kết trong chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

9. Làn gió mới tại chính trường Hàn Quốc

Chính quyền mới của Hàn Quốc nhiệm kỳ 5 năm tới chính thức nhậm chức từ ngày 10/5 - mở ra kỷ nguyên nắm quyền của đảng bảo thủ sau 5 năm. Được mệnh danh là “người đấu tranh cho công lý”, tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tự tin mở ra kỷ nguyên mới cho “xứ sở kim chi” với mục tiêu chiến lược là “Một Đại Hàn Dân Quốc phát triển nhảy vọt, một đất nước thịnh vượng cho mọi người dân”. Trong lĩnh vực đối ngoại, nhiệm kỳ kéo dài 5 năm tới của Tổng thống Yoon được cho sẽ tiếp tục chính sách truyền thống nhưng cũng sẽ có nhiều điều chỉnh, thay đổi về quan điểm của quốc gia Đông Bắc Á.

10. Còn đó bất đồng giữa Taliban và phương Tây

Từ ngày 23 - 25/1, một phái đoàn đại diện cho chính quyền Taliban tại Afghanistan đến Oslo (Na Uy) tiến hành vòng đàm phán với giới chức một loạt nước gồm Đức, Anh, Pháp, Italia, Mỹ và đại diện Liên minh châu Âu. Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên đến các nước phương Tây kể từ khi trở lại nắm quyền, nội dung trọng tâm đàm phán giữa các bên là vấn đề nhân quyền và viện trợ nhân đạo. Trong khi Taliban đang kỳ vọng những tiến triển mới trong đàm phán hướng tới việc được cộng đồng quốc tế công nhận, đại diện phía bên kia dường như lại chưa cùng quan điểm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022
8 thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật của thành phố Hà Nội năm 2022
10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2022
Thủy Liên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nga tuyên bố lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp Lễ Phục sinh, Ukraine hưởng ứng thận trọng

Nga tuyên bố lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp Lễ Phục sinh, Ukraine hưởng ứng thận trọng

Ngày 19/4, Tổng thống Nga - Vladimir Putin bất ngờ tuyên bố một lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ tại Ukraine nhằm đánh dấu dịp Lễ Phục sinh Chính thống giáo, bắt đầu từ 18h cùng ngày đến hết nửa đêm 20/4 (theo giờ địa phương). Động thái này đã diễn ra trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine vẫn đang diễn biến căng thẳng.
Tổng thống Donald Trump cân nhắc sa thải Chủ tịch Fed

Tổng thống Donald Trump cân nhắc sa thải Chủ tịch Fed

Ngày 18/4, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Kevin Hassett tiết lộ rằng Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang nghiên cứu khả năng sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell – một động thái chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hiện đại của nền kinh tế số 1 thế giới.
Nga - Ukraine tiếp tục trao đổi tù binh, UAE làm trung gian

Nga - Ukraine tiếp tục trao đổi tù binh, UAE làm trung gian

Nga và Ukraine sẽ trao đổi gần 500 tù binh ngày 19/4 với sự trung gian của UAE. Tổng cộng, hơn 3.200 tù nhân đã được trao trả trong 13 lần trước đó.
Mỹ và Iran tiếp tục vòng đàm phán thứ hai: kỳ vọng về thỏa thuận hạt nhân đang lớn dần

Mỹ và Iran tiếp tục vòng đàm phán thứ hai: kỳ vọng về thỏa thuận hạt nhân đang lớn dần

Ngày 19/4, Mỹ và Iran đã tổ chức vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại thủ đô Rome (Italia), tiếp nối nỗ lực ngoại giao nhằm khôi phục đàm phán hạt nhân vốn đình trệ suốt thời gian qua.
Mỹ cắt giảm quân tại Syria, đóng cửa 3 căn cứ ở Đông Bắc

Mỹ cắt giảm quân tại Syria, đóng cửa 3 căn cứ ở Đông Bắc

Mỹ xác nhận sẽ giảm gần một nửa số quân đang triển khai tại Syria, đóng cửa nhiều căn cứ ở Đông Bắc và tái cấu trúc lực lượng để đối phó với các thách thức toàn cầu.
Nguy cơ suy giảm viện trợ toàn cầu khi các nước phát triển cắt giảm ngân sách

Nguy cơ suy giảm viện trợ toàn cầu khi các nước phát triển cắt giảm ngân sách

Ngày 16/4, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước xu hướng cắt giảm viện trợ phát triển chính thức (ODA) của nhiều quốc gia, khiến tổng viện trợ nước ngoài toàn cầu lần đầu tiên sụt giảm sau 6 năm tăng trưởng liên tục.
Nga phát hành đồng xu vàng và bạc kỷ niệm 80 năm Chiến thắng phát xít

Nga phát hành đồng xu vàng và bạc kỷ niệm 80 năm Chiến thắng phát xít

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Chiến thắng phát xít trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941–1945, Ngân hàng Trung ương Nga chính thức phát hành loạt đồng xu kỷ niệm đặc biệt mang tên “Kỷ niệm Chiến thắng của Nhân dân Liên Xô”.
Châu Âu chào đón tàu hỏa không người lái chở khách đầu tiên

Châu Âu chào đón tàu hỏa không người lái chở khách đầu tiên

Ngày 4/4/2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực giao thông công cộng châu Âu khi Cộng hòa Séc chính thức vận hành tàu hỏa không người lái chở khách đầu tiên trên lục địa.
Anh chính thức áp dụng hệ thống nhập cảnh điện tử ETA

Anh chính thức áp dụng hệ thống nhập cảnh điện tử ETA

Kể từ ngày 2/4/2025, tất cả du khách châu Âu đến Anh sẽ bắt buộc phải có Giấy phép Du lịch điện tử (ETA) trước khi lên máy bay hoặc tàu. Đây là quy định mới của Chính phủ Anh nhằm tăng cường kiểm soát an ninh biên giới và hiện đại hóa quy trình nhập cư.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động