Thứ năm 23/01/2025 13:53

Bộ Giao thông Vận tải nói gì về kiến nghị giảm giá dịch vụ cất, hạ cánh đối với chuyến bay nội địa?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Giao thông Vận tải vừa thông báo kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Anh Tuấn tại cuộc họp về kiến nghị giảm giá dịch vụ cất, hạ cánh đối với chuyến bay nội địa.
Bộ Giao thông Vận tải nói gì về kiến nghị giảm giá dịch vụ cất, hạ cánh đối với chuyến bay nội địa?
Lãnh đạo Bộ GTVT thống nhất với ý kiến cho rằng, việc xem xét giảm giá dịch vụ cất/ hạ cánh đối với các chuyến bay nội địa năm 2023 là chưa đủ cơ sở. Ảnh: Khánh Huy

Trước đó, một số hãng hàng không trong nước kiến nghị Bộ GTVT xem xét tiếp tục áp dụng chính sách giảm 50% phí cất/ hạ cánh và điều hành bay đối với các chuyến bay nội địa trong năm 2023. Theo các hãng hàng không, dù thị trường nội địa đã phục hồi hoàn toàn và tăng trưởng so với năm 2019 nhưng thị trường quốc tế năm 2022 mới chỉ phục hồi được khoảng 30% so trước dịch.

Năm nay, các hãng hàng không tiếp tục chịu áp lực từ khủng hoảng kinh tế và lạm phát. Trong bối cảnh đó, các hãng rất khó để kinh doanh có lãi.

Tại cuộc họp về vấn đề này, lãnh đạo Bộ GTVT thống nhất với ý kiến cho rằng, việc xem xét giảm giá dịch vụ cất/ hạ cánh đối với các chuyến bay nội địa năm 2023 là chưa đủ cơ sở. Nguyên nhân chưa thể giảm giá dịch vụ cất hạ cánh do theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, sản lượng vận chuyển nội địa năm 2023 dự kiến đạt 45,5 triệu khách, tăng 5% so với năm 2022 và tăng 22% so với năm 2019. Như vậy, thị trường vận tải nội địa đã và đang phục hồi như giai đoạn trước dịch Covid-19. Tuy nhiên, nguồn thu hiện nay còn đang hạn chế, cần cân đối để bố trí cho công tác sửa chữa, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không tại các cảng hàng không đảm bảo khai thác an toàn.

Thứ trưởng Lê Anh Tuấn giao Tổng Cty Cảng hàng không Việt Nam và Cục Hàng không Việt Nam rà soát, đánh giá lại hiện trạng khu bay tại các cảng hàng không để xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo trì cho phù hợp.

Thông tư 53 quy định mức giá dịch vụ cất, hạ cánh các chuyến bay nội địa trong khung giờ bình thường dao động từ 765.000 đồng đến hơn 11,6 triệu đồng. Mức giá thay đổi tùy theo tải trọng cất cánh của từng loại máy bay. Trong khung giờ cao điểm và thấp điểm, mức giá này sẽ lần lượt bằng 115% và 85% mức giá bình thường.

Để hỗ trợ các hãng hàng không bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, từ năm 2020 đến 2022, Bộ GTVT đã giảm nhiều loại giá dịch vụ hàng không. Trong đó giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa giảm 50% so với mức quy định tại thông tư số 53/2019/TT-BGTVT.

Bộ GTVT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định quy hoạch cảng hàng không quốc tế thứ hai tại Hà Nội trong giai đoạn 2026 - 2030.

Ban Cán sự đảng Bộ GTVT vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Bộ GTVT sẽ nghiên cứu, xác định vị trí và các chỉ tiêu quy hoạch cảng hàng không quốc tế thứ hai đáp ứng yêu cầu phát triển Vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trong giai đoạn 2026-2030.

Cùng với đó sẽ cải tạo, nâng cấp mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài theo quy hoạch, góp phần xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước.

Ngoài ra, Bộ GTVT tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư cầu Đuống để tăng cường năng lực vận tải đường sông; phối hợp với Hà Nội đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 2,5, các tuyến đường sắt đô thị, các cầu vượt sông Hồng (cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở), cầu vượt sông Đuống, các tuyến trục hướng tâm.

Về nguồn vốn thực hiện các mục tiêu trên, Bộ GTVT xác định ưu tiên cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông Thủ đô; thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế; huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư các trung tâm logistics, cảng cạn gắn với các đầu mối vận tải lớn, đường sắt đô thị.

Ngoài ra, tăng cường phân cấp, phân quyền cho Thủ đô trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng do Trung ương quản lý để phát huy tính chủ động, huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời hỗ trợ địa phương trong xúc tiến, kêu gọi nguồn vốn hợp pháp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Thủ đô.

Hà Nội kiến nghị ban hành chế độ đặc thù với giáo viên
Hà Nội miễn, giảm phí, lệ phí đối với dịch vụ công trực tuyến
Lãnh đạo TP Hội An nói gì trước phản ứng của dư luận về việc bán vé vào phố cổ Hội An?
Kim Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động